Saturday, 22 October 2016

TRÒ CHƠI HỌC TẬP PHẦN ÂM MÔN TIẾNG VIỆT 1- CGD

Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, trò chơi không thể thiếu trong quá trình hình thành, lĩnh hội kiến thức cũng như phát triển năng lực phẩm chất của các em. Giờ học sẽ nhẹ nhàng, thoải mái nếu giáo viên vận dụng linh  hoạt các trò chơi dạy học
      Ngoài các trò chơi khá quen thuộc đối với chương trình như: chèo thuyền, đi chợ….hay các trò chơi trong Sách thiết kế thì để giúp học sinh ghi nhớ âm và đọc tốt hơn, tôi đã sử dụng thêm một số trò chơi học tập như sau: 
 - Trò chơi “ Xúc xắc”: (ở tiết luyện tập) Mỗi một con xúc xắc có 6 mặt, mỗi mặt tôi viết 6 âm đã và đang học, cũng có thể là 6 âm dễ lẫn với nhau. Học sinh chơi theo nhóm: mỗi một bạn tung xúc xắc, bề mặt bên trên là âm gì thì đọc lên, nếu đọc đúng được chơi tiếp (cho đến hết); nếu đọc sai phải nhường quyền chơi cho bạn.



Trò chơi  “ Truyền lệnh”: (đầu tiết học hoặc cuối tiết học): Giáo viên phát cho mỗi tổ 1” tờ lệnh”, bạn đầu tiên phải đọc “ lệnh” đó (lệnh là các tiếng có chứa âm đã, đang học), sau đó truyền lệnh cho bạn tiêp theo. Cứ như thế cho hết một tổ. Đến bạn cuối cùng, đọc to rõ ràng lệnh đó là thắng cuộc.
          Ví dụ: Âm /c/: lệnh là  “cả cá cả cà”
Âm/th/: lệnh là: “thỏ bé tha cỏ”
- Trò chơi“Tinh mắt tìm chữ” (Chữ thường hoặc chữ in)
          Giáo viên  phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu có ghi lẫn lộn các âm đã học, mỗi âm được lặp lại nhiều lần. (ví dụ: th ch  d  m th m ch d th m ch d….), sau khi người điều khiển trò chơi phát lệnh: khoanh vào chữ th, học sinh sẽ khoanh vào tất cả những chữ th có trong phiếu, đếm số và báo cáo, tiếp tục chơi với các chữ còn lại. (Để thú vị hơn, giáo viên có thể viết ngược hoặc viết nghiêng lại các chữ đó)


- Trò chơi: Bingô: (Sử dụng cho việc 0): Giáo viên chọn ra hai đội chơi (mỗi đội 5 em) lên bảng  viết các chữ ghi tiếng có âm đã học ở tiết trước (5 chữ) Sau đó, đọc lên, nếu đúng cả lớp làm trọng tài sẽ hô “ bin gô, bin gô”.
          Ví dụ:
Đội 1: Âm / m/: mẹ, má, mì, mẻ, mê
Đội 2: Âm /n/ : na, ná, nẻ, nê, nì


Trò chơi: “ Gọi bạn”: Mỗi lượt chơi giáo viên chọn ra 10 bạn, 5 bạn sẽ cầm trên tay 5 âm đã học, 5 bạn còn lại sẽ “gọi bạn” (ví dụ: nh ơi, nh ơi); gọi đến tên bạn nào, bạn ấy cầm âm về thành một cặp. Nếu về sai hoặc lạc cặp sẽ bị phạt. 
Theo gdthhatinh.violet.vn

No comments: