1. Đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo
khối lượng
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan:
Dạng 1:
Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
a. Danh
số đơn
Ví dụ1:
6,2 kg = ....g 4,1658 m = .......cm.
Giáo
viên hướng dẫn học sinh biểu bản chất của phép đổi là 1 kg = 1000 g nên 6,2 hg
= 6,2 x 1000 (g) = 6200g. Như vậy là ta chỉ việc dịch chuyển sang phải 3 chữ số
tương ứng với 3 đơn vị đo khối lượng liên tiếp là hg, dag, g.
Hoặc lm
= 100 cm nên 4,1658m = 4,1658 x100 (cm)
= 416,58 cm.
Khi học
sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải
mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm 1 chữ số 0 ứng với một đơn vị
đo ( vừa viết vừa nhẩm tên đơn vị đo). Giáo viên biểu thị cho học sinh bằng
lược đồ phân tích sau để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
b. Danh
số phức.
Ví dụ 2: ( viết dưới dạng số thập phân)
8m 5dm =
....cm; 4kg 5g = ....g =.....kg; 7,086 m=...dm...mm
*Đổi 8m
5 fm = ...cm giáo viên hướng dẫn theo 2 cách.
Cách 1:
đổi 8 m= 800 cm và 5dm = 50 cm sau đó cộng 800 + 50 = 850cm
Hoặc học
sinh ghi 8 đọc là 8m ghi tiếp 5 rồi đọc 5dm và ghi chữ số 0 đọc là 0 cm đến đơn
vị cần đổi thì dừng lại và ghi tên đơn vị.
* Đổi
7,086 m = ...dm...mm
Học sinh
nhẩm 7(m) 0 (dm) = 70 dm; 8 (cm) 6 (mm) là 86 mm.
Ta có 7,086 m = 70 dm 86mm
Cách 2:
Lập bảng đổi
Đầu bài
|
m
|
dm
|
cm
|
mm
|
Kết
quả đổi
|
8m 5dm
|
8
|
5
|
0
|
0
|
850 cm (8500
mm)
|
13m 45mm
|
13
|
0
|
4,
|
5
|
1304,5 cm
|
7,086
|
7
|
0
|
8
|
6
|
70 m 86 mm
|
* Đổi kg
5g =.....g = .....kg giáo viên hướng dẫn học sinh theo 2 cách.
- Cách
1: 4kg = 4000 g; 4000g + 5g = 4005 g như vậy 4kg 5g = 4005g.
Hỏi 5g =
5/?kg Vì 5g = 5/ 1000 kg = 0,005 kg
→4kg 5g = 4,005 kg.
Sau khi
học sinh đã hiểu được bản chất của phép đổi và thuộc thứ tự bảng đơn vị đo từ
lớn đến bé thì có thể suy luận ra phương pháp nhẩm. Học sinh vừa viết vừa nhẩm:
4 (kg) 0 (dag) 5 (g) để được : 4kg 5g = 4005g.
- Cách
2: Lập bảng đổi
Đầu bài
|
Kg
|
hg
|
dag
|
g
|
Kết
quả đổi
|
4kg5g
|
4
|
0
|
0
|
5
|
4005g (40,05
hg)
|
4kg 5g
|
4,
|
0
|
0
|
5
|
4,005 kg
(400,5dag)
|
Căn cứ
vào số liệu đề bài học sinh điền các giá trị vào ô tương ứng rồi căn cứ vào yêu
cầu đổi mà học sinh đặt dấu phẩy và ghi kết quả cho phù hợp. Với cách lập bảng
như thế này học sinh làm được nhiều bài tập cùng đơn vị đo mà kết quả không hay
nhầm lẫn và vẫn đề bài như vậy giáo viên có thể hỏi nhanh nhiều kết quả đổi
khác nhau để luyện tập kỹ năng đổi cho học sinh.
Dạng 2:
Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
a. Danh
số đơn
Ví dụ:
70cm = ....m 6
kg = ....tấn
Cách 1:
Bài này không những học sinh phải nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo mà còn
cần phải nắm vững kiến thức về phân số, số thập phân vì học sinh cần phải hiểu
70cm =70/100 m = 0,7m (học sinh phải hiểu vì
1 cm = 1/100 m). Đó là bản chất, ý nghĩa của phép đổi, có như vậy học sinh
mới hiểu sâu nhớ lâu và cũng từ đó học sinh suy ra cách nhẩm.: Chữ số hàng đơn
vị bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của nó và mỗi hàng tiếp theo gắn với 1 đơn
vị liền trước nó, ta có 0 (cm) 7(dm) 0(m) để được 70cm = 0,70m hay 0,7 m (vì nó
chỉ có 0 m).
Hoặc học sinh viết và nhẩm 6 (kg)
0 (yến) 0 (tạ) 0 (tấn) để được 6kg = 0, 006 tấn. Tuy nhiên với cách nhẩm này học
sinh vẫn có thể bỏ sót hàng hoặc không đánh dấu phẩy vào kết quả vậy giáo viên nên yêu cầu học sinh lập bảng với các bài tập đổi đơn vị từ nhỏ đến lớn.
Cách 2:
Lập bảng.
Đầu bài
|
tấn
|
tạ
|
yến
|
kg
|
hg
|
dag
|
Kết quả đổi
|
Kết quả đổi
|
6 kg
|
0
|
0
|
0
|
6
|
0
|
0
|
0,006 tấn
|
0,06 tạ;06 yến;60hg
|
246 hg
|
0
|
2
|
0
|
4
|
6
|
0
|
0,0246 tấn
|
2,46yến; 24,6 kg
|
Khi
hướng dẫn học sinh lập bảng để đổi, giáo viên cần hướng dẫn kỹ:
- Xác
định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập thậm chí các bài tập trong tiết
học để tiết kiệm tối đa số bảng cần lập.
- Xác
định đúng yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào
Đổi với
bài tập đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn thì chữ số hàng đơn vị của nó luôn gắn
với tên đơn vị đó trong bảng điền, sau đó cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn với
1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số thì tiếp tục viết chữ số 0 cho đến đơn
vị cần đổi.
- Điền
dấu phẩy vào sau đơn vị cần đôỉ rồi ghi kết quả vào bài làm.
b. Danh
số phức.
Ví dụ: a/ 63dm =
6,3m; 5mm = 0,005m
→ 63 dm 5mm = 6,3 + 0,005 = 6,
305 m
*Nhẩm
bảng đơn vị từ bé đến lớn
a/ 63 dm
5mm: Học sinh vừa nhẩm vừa viết từ phải sang trái.
5 (mm) 0
(cm) 3 (dm) 6 (m) rồi đánh dấu phẩy sau chữ số chỉ đơn vị m ta được kết quả:
63dm 5mm = 6, 305m.
b/ 2035
kg = ...tấn... kg: học sinh nhẩm 5 (kg) 3 (yến) 0( tạ) 2 (tấn). Điền 2 vào danh
số tấn, tất cả các chữ số còn lại viết đúng theo thứ tự vào kg tạ được : 2035
kg = 2 tấn 035 kg = 2 tấn 35 kg. Đây là bài tập ngược của bài a, muốn làm tốt
bài tập này đòi hỏi học sinh phải thuộc kĩ bảng đơn vị đo cần đổi và xác định
đúng giá trị tương ứng của từng đơn vị đo.
Cách 2:
Lập bảng.
Thực ra
bản chất, ý nghĩa của bài toán là như sau song cách thể hiện khác nhau, cách
này học sinh ít nhầm lẫn hơn bới các em đã viết các đơn vị đo theo thức tự, chỉ
cần một lần viết đã áp dụng cho nhiều bài đổi và nó hiển thị rõ ràng không như
phương pháp nhẩm ở trên.
Đầu bài
|
m
|
dm
|
cm
|
mm
|
Kết
quả đổi
|
63 dm
5mm
|
6
|
3
|
0
|
5
|
6,305m
|
Đầu
bài
|
tấn
|
tạ
|
yến
|
kg
|
Kết
quả đổi
|
2035
kg
|
2
|
0
|
3
|
5
|
2 tấn
35kg (20 tạ 35kg)
|
Khi đổi
danh số đơn sang danh số phức như trên ta phân tích các chữ số vào các đơn vị
tương ứng theo thứ tự bảng đơn vị đo lường từ phải sang trái rồi căn cứ vào yêu
cầu của đề bài mà lựa chọn các giá trị tương ứng với các đơn vị cần đổi.
Để học
sinh hiểu thêm về ký hiệu và nhớ lâu bảng đơn vị đo độ dài và giá trị của các
đơn vị giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh hiểu ý nghĩa về tên gọi của
chúng.
- Đơn vị chính là mét.
- đêca: nghĩa là 10 (mười) - đêxi: nghĩa là 1/10 (một phần mười)
- hectô: nghĩa là 100 (một
trăm) - xenti: nghĩa là 1/100 (một phần trăm)
- kilô: nghĩa là 1000 (một nghìn) - mili: nghĩa là 1/1000 (một phần nghìn)
* Như vậy học sinh có thể hiểu
kilômét là một nghìn mét hoặc xăngtimét là một phần một trăm mét v.v...
2: Đơn vị đo diện tích
Dạng 1:
Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
Tương tự
như đổi đơn vị đo độ dài muốn nâng cao chất lượng đổi đơn vị đo diện tích, đòi
hỏi học sinh phải làm thành thạo các bài tập đổi cơ bản ở đầu.
Mỗi phần; nắm vững thứ tự xuôi, ngược
của bảng đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đó để rút ra cách đổi
các bài tập đòi hỏi tư duy linh hoạt.
Giáo viên chỉ cần lưu ý học sinh quan
hệ của các đơn vị đo. 2 đơn vị liền nhau hơn kém nhau 100 lần nên khi đổi đơn
vị từ lớn sang nhỏ mỗi đơn vị đo liền nhau nó phải thêm 2 chữ số 0 (đối với số
tự nhiên) hoặc dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 2 chữ số.
a. Danh
số đơn.
Ví dụ: Viết các số đo sau dưới dạng bằng m2:1.25km2;
16.7ha ( bài 1 trang 76).
Giáo
viên gợi mở để học sinh tính 1km2 = 1000.000m2.
Þ 1.25km2
= 1.25 x 1000000 = 1250000m2
Giáo
viên hướng dẫn học sinh viết 1 và nhẩm 1 km2 viết tiếp 2 chữ số 25
và đọc 25 hm2 viết thêm 00 và đọc 00dm2 viết tiếp 00 và
đọc 00m2, như vậy ta được 1.25km2 = 1250000m2.
Hoặc
nhẩm từ km2 đến m2 là3 đơn vị đo diện tích ta chuyển dấu
phẩy sang phải 2 x 3 = 6 (chữ số).
d. Danh
số phức
Ví dụ:
16m28dm2 = ........m2; 3.4725m2 = .......... dm2 ..... cm2
Tương tự
như đơn vị đo độ dài để tránh nhầm lẫn giáo viên nên hướng dẫn học sinh lập
bảng đổi ra nháp.
Đề bài
|
m2
|
dm2
|
cm2
|
mm2
|
Kết
quả đổi (hoặc)
|
16m28dm2
|
16
|
08
|
00
|
00
|
16.08m2
160800cm2)
|
3.4725m2
|
3
|
47
|
25
|
347dm225cm2
|
Lưu ý
khi lập bảng:
- Có thể
lập cả bảng đơn vị đo diện tích hoặc tuỳ theo đơn vị đo trong bài tập lớn nhất
là gì, nhỏ nhất là gì mà chọn số cột dọc cho phù hợp
- Giá
trị của đơn vị theo đề bài phải viết đúng cột
- Trong
bảng phân tích mỗi cột phải đủ 2 chữ số
- Tuỳ
theo đề bài yêu cầu đổi biến đơn vị nào thì phải đánh dấu phẩy sau 2 chữ số của
đơn vị ấy hoặc chọn giá trị số phù hợp với đơn vị cần đổi.
Dạng 2:
Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
a. Khi
đổi đơn vị từ nhỏ đến lớn ta chỉ việc dời dấu phẩy từ phải sang trái mỗi đơn vị
đo liền trước nó 2 chữ số, nếu thiếu chữ số thì ta thêm chữ số 0 vào bên trái
cho đủ mỗi đơn vị 2 chữ số rồi đánh dấu phẩy sau đơn vị cần đổi.
Ví dụ:
từ m2 đổi ra hm2 (hecta) phải qua (2 khoảng cách) 2 lần
chuyển đơn vị đo liền trước nó (m2 -> dam2 - > hm2)
nên ta phải dời dấu phẩy sang trái 2 x 2 =4 (chữ số) lưu ý: 2 chữ số hàng chục
và hàng đơn vị của dữ liệu đề bài phải luôn gắn với tên đơn vị của nó; không
cần xét đến phần thập phân.
Khi thực
hành học sinh có thể nhẩm như sau:
Ví dụ:
199.5 m2 = ..........km2.
0 00 01 99 , 5m2 = 0,00 01 99 5 km2
km2
hm2
dam2
m2
Tương tự
như lược đồ phân tích trên ta có thể lập bảng như đổi đơn vị ở trên.
b. Danh
số phức
Ví dụ:
a/ 42705
cm2 = ...... m2 .....dm2 .......cm2
b/ 5 cm2
7mm2 = ......dm2
Cách làm
bài tập này tương tự như bài tập ở phần a nhưng để thuận lợi cho viêc đổi nhiều
bài tập ta nên lập bảng.
Đề bài
|
m2
|
dm2
|
cm2
|
mm2
|
Kết quả đổi (hoặc)
|
42075cm2
|
4
|
27
|
05
|
4m2
25dm205cm2
|
|
5cm27mm2
|
0
|
05
|
07
|
0.0507dm2
|
Ở ví dụ
2a nếu nhẩm học sinh vẫn nhẩm là thêm 2 chữ số 0 vào trước 57 vì thế giáo viên
phải phân tích cho học sinh thấy 5cm2 = 0,05dm2 và 7mm2
= 0,0007dm2 ® 5cm27mm2=
0,05 + 0,0007 = 0,0507dm2.
3. Đơn vị đo thể tích
Dạng 1:
Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé
Sau khi
học sinh đã thành thạo phương pháp đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích thì giáo
viên cho các em so sánh quan hệ của 2 đơn vị diện tích liền nhau với 2 đơn vị
thể tích liền nhau khi đó học sinh sẽ dễ dàng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị
lớn sang đơn vị nhỏ.
Ví dụ:
Danh số đơn
0.8m3
= ...... dm3
Vì 1m3
= 1000dm3 nên 0.8m3 = 0.8 x 1000 = 800dm3
Như vậy
khi chuyển từ đơn vị thể tích lớn sang đơn vị nhỏ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy
sang phải mỗi đơn vị 3 chữ số hoặc nếu là số tự nhiên thì ta chỉ việc viết thêm
mỗi đơn vị liền sau nó 3 chữ số 0.
Ví dụ 2:
Danh số phức
a. 8m375dm3
= .......dm3
b.
6.9784m3 = ........m3.......dm3 .......cm3
Cách 1:
a. 8 m3 75 dm3 = ........... dm3
= 8000dm3
+ 75 dm3 = 805dm3
b.
6.9784m3 = ........ m3 ..........dm3
.........cm3
Học sinh
nhẩm 6 (m3) 978 (dm3) 400 (cm3)
Ta được
6.9784 m3 = 6m3978dm3400cm3
Lưu ý học
sinh tránh nhầm thêm chữ số 0 trước chữ số 4 của đơn vị đo cm3. Để phát huy trí lực học sinh phần này nên
để học sinh khá giỏi tự giải thích.
Cách 2:
Lập bảng
Đề bài
|
m3
|
dm3
|
cm3
|
Kết quả đổi
|
8m375dm3
|
8
|
075
|
000
|
8075
dm3
|
6.9784m3
|
6
|
978
|
400
|
6m3978dm3400cm3
|
Lưu ý:
Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé thì ô của đơn vị lớn nhất không cần đủ 3
chữ số. Nếu các đơn vị
chưa đủ 3 chữ số thì phải viết thêm chữ
số 0 vào bên trái cho đủ 3 chữ số. Ngoài ra phần thể tích này còn có dạng:
Điền tên đơn vị vào chỗ … (bài tập 1b trang 204) như sau:
5100397 cm3 = 5 …. 100 …
397 …
Tuy là dạng mới song bài tập này khá
đơn giản, học sinh chỉ cần thuộc bảng đơn vị đo thể tích từ nhỉ đến lớn và làm
thành thạo các phép đổi đã học ở trên là học sinh làm được dễ dàng.
Dạng 2:
Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.
4: Đơn vị đo thời gian
Dạng 1:
Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé
Đây là
đơn vị đo lường mà học sinh hay đổi nhất. Vì quan hệ giữa các đơn vị của chúng
không đồng nhất. Khi đổi đơn vị thời
gian chỉ có cách duy nhất là thuộc các quan hệ của đơn vị đo thời gian rồi đổi
lần lượt từng đơn vị đo bằng cách suy luận và tính toán. Đổi đơn vị đo thời
gian là sự kết hợp tổng hoà các kiến thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân
và kỹ năng tính toán.
Ví dụ : * 2 năm 3 tháng = 12 tháng x
2 + 3 tháng = 27 tháng
* 2 giờ 3 phút = 60 phút
x 2 + 3 phút = 123 phút
* 7 phút 36 giây =
…….phút
Nhẩm và ghi 7 phẩy rồi tính 36 giây
= 36 phút = 0,6 phút
Nên 7 phút 36 giây = 7,6 phút
Dạng 2 : Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị
lớn
Ví dụ : 90 phút
= ..........giờ
Giáo viên gợi ý
học sinh nhẩm 1 giờ = 60 phút ; nên ta lấy 90: 60 = 1,5 giờ
Vậy 90 phút = 1,5 giờ
Ví dụ 1 : 106 giờ = ...........ngày
...........giờ
Giáo viên gợi mở cho học sinh 1 ngày = ?
giờ . Vậy 106 giờ chia ra được bao nhiêu ngày ? Còn dư bao nhiêu giờ ?
Học sinh tính : 106 : 24 = 4 (dư
10) như vậy 106 giờ = 4 ngày 10 giờ. Với loại bài tập này giáo viên phải yêu
cầu học sinh thử lại kết quả thì chất lượng đổi đơn vị thời gian mới cao.
Ngoài ra
học sinh còn hay gặp điền dấu >; <; = và 2 giá trị đại lượg. Muốn làm tốt
loại bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm vững bước đổi đơn vị đo và trình bày
tỉ mỉ tránh làm tắt dễ điền sai dấu.
Sưu tầm và tổng hợp
No comments:
Post a Comment