Friday, 7 April 2017

ĐỀ THI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TIỂU HỌC - TRƯỜNG PHAN BỘI CHÂU

PHÒNG GD & ĐT THỐNG NHẤT
Trường TH Phan Bội Châu
Họ và tên:………………………………….

ĐỀ THI LÝ THUYẾT GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2016 - 2017
Thời gian: 120 phút
Ngày……tháng ….  năm 2016
I. Phần trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn trước chữ cái câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Thông tư số 30/ 2014/TT - BGD ĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BGD ĐT vào ngày tháng năm nào?
A. 26/08/2014                       B. 26/09/2014
C. 28/08/2014                       D. 28/09/2014
Câu 2: Việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện ở những khâu nào dưới đây?
A. Thiết kế bài học.
B. Tổ chức các hoạt động dạy - học trên lớp.
C. Sử dụng hiệu quả các thiết bị - ĐDDH hiện có.
D. Cả 3 việc làm trên đều cần thiết.
Câu 3: Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được triển khai bắt đầu từ năm học nào?
A. 2007-2008                     B. 2008-2009
C. 2009-2010                     D. 2010-2011
Câu 4: Điều lệ trường tiểu học được ban hành và đang thực hiện theo văn bản nào dưới đây?
A. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011.
B. Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010.
C. Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012.
D. Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007.
Câu 5: Nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học được đánh giá theo bao nhiêu lĩnh vực, tiêu chuẩn, tiêu chí?
A. 3 lĩnh vực, 15 yêu cầu, 60 tiêu chí
B. 4 lĩnh vực, 15 yêu cầu, 60 tiêu chí
C. 3 lĩnh vực, 20 yêu cầu, 40 tiêu chí
D. 4 lĩnh vực, 20 yêu cầu, 60 tiêu chí
Câu 6: Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên phổ thông không làm kiêm nhiệm quá bao nhiêu chức vụ?
A. 2.                  B. 3.                          C. 4.                       D. 5.
Câu 7: Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là
A. 35 tuần.         B. 42 tuần.                 C. 37 tuần.                D. 40 tuần.
Câu 8: Theo đồng chí đâu không phải là căn cứ yêu cầu thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực?
A. Giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện.
B. Phát huy vai trò tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện.
C. Nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc, lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh.
D. Cuối mỗi năm học hoặc khi được cấp trên yêu cầu, các trường tiến hành tự đánh giá; Sở GDĐT đánh giá các trường THPT và đơn vị cấp huyện; Phòng GDĐT đánh giá các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và đơn vị cấp xã.
Câu 9: "Rèn kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm", là một trong các ý thuộc nội dung:
A. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp, an toàn.
B. Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
C. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm với lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
D. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
Câu 10: Hoạt động giáo dục trong trường tiểu học bao gồm:
A. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp.
B. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
C. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
D. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp, ngoài giờ lên lớp và giáo dục kỹ năng sống.
Câu 11: Cho đến tháng 3-2016 huyện Thống Nhất có bao nhiêu trường TH đạt chuẩn quốc gia:
A. 6 trường                         B. 7 trường
C. 8 trường                         D. 9 trường
Câu 12: Tại sao chúng ta cần đẩy mạnh việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
A. Vì ở lứa tuổi này các em còn non nớt thiếu nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống nên rất dễ bị lạm dụng, bị tổn thương, bị tai nạn, thương tích, bị lôi kéo vô các hành vi có hại cho sự phát triển thể chất, tinh thần của các em.
B. Việc GDKNS là hình thành các kỹ năng, hành vi và thói quen tích cực cho các em ở lúa tuổi này rất dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với học sinh cấp trên. Do vậy việc GDKNS cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt.
C. Giúp các em có năng lực xử lý tình hướng xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của bản thân và là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới ở lứa tuổi tiểu học
D. Các ý trên đều đúng
Câu 13: Nguyên tắc đánh giá đối với học sinh tiểu học theo thông tư 30/2014/BGD&ĐT là:
A. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
B. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học, kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
C. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
D. Các ý trên đều đúng.
Câu 14: Điều lệ trường Tiểu học, ban hành kèm Thông tư số 41/2010/TT-BGD-ĐT, quy định độ tuổi của học sinh tiểu học là bao nhiêu?
A. Từ 6 đến 11 tuổi                  B. Từ 6 đến 12 tuổi
C. Từ 6 đến 13 tuổi                  D. Từ 6 đến 14 tuổi
Câu 15: Bản chất, đặc trưng của phương pháp "Bàn tay nặn bột" là gì?
A. Có khả năng tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá; yêu và say mê khoa học của HS
B. Ngoài việc hình thành kiến thức còn hình thành năng lực nghiên cứu khoa học;
C. Rèn kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết;
D. Tất cả các ý trên
Câu 16: Mục tiêu của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là :
A. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
B. Phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
C. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
D. Cả a và b.
Câu 17: "Rèn kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm", là một trong các ý thuộc nội dung:
A. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp, an toàn.
B. Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
C. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm với lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
D. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
Câu 18: Xã Bàu 2 đạt chuẩn nông thôn mới vào năm nào?
A. Năm 2013              B. Năm 2014            C. Năm 2015             D. Năm 2016
Câu 19: Khi sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học cần tuân thủ theo mấy bước?
A. 3 bước: Tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học – Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh – Đề xuất các câu hỏi.
B. 4 bước: Tình huống xuất phát  – Đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học – Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh – Rút ra kiến thức mới.
C. 5 bước: Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học – Học sinh làm việc cá nhân – Trình bày ý kiến ban đầu (dự đoán kết quả) – Tiến hành thực nghiệm – So sánh những ý kiến ban đầu với kết quả nghiên cứu vừa thu được – Kết luận, kiến thức mới.
D. 6 bước: Tình huống xuất phát – Đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học – Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh – Đề xuất các câu hỏi - Rút ra kiến thức mới – Củng cố.
Câu 20: Tiêu chuẩn để đánh giá giáo viên chủ nhiệm giỏi theo quy định của thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 là:
A. Mức độ hoàn thành công tác chủ nhiệm của giáo viên theo quy định thể hiện ở các thành tích đạt được và sự tiến bộ của lớp chủ nhiệm.
B. Sáng kiến kinh nghiệm, thành tích trong công tác chống bỏ học, giáo dục đạo đức học sinh, giải pháp và kết quả tong việc phối hợp các lực lượng gia đình và xã hội tham gia giáo dục học sinh.
C. Sự tín nhiệm của học sinh lớp chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và các tổ chức cá nhân có liên quan trong nhà trường (các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh).
D. Các ý trên đều đúng.

II. BÀI THI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN

Phần tự luận
Công tác xây dựng trường học Xanh – sạch – đẹp - an toàn, thân thiện là một chủ trương lớn của ngành GD&ĐT. Trong những năm học qua trường chúng ta đã thực hiện phong trào trên như thể nào có điểm nào còn tồn tại cần khắc phục? Hãy đưa ra giải pháp khắc phục! Là một thành viên trong nhà trường thầy (cô) đã làm gì để thực hiện có hiệu quả phong trào trên?

III. Đáp án bài kiểm tra trắc nghiệm

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
D
B
B
A
B
D
D
B
D
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
D
D
D
D
D
B
B
C
D

SƯU TẦM

No comments: