I - GHI NHỚ:
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc
cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
==> Đại từ dùng để xưng hô (đại
từ xưng hô, đại từ xưng hô điển hình): Là từ được người nói dùng để tự
chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi :
+ Đại từ
chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng
ta,...
+ Đại từ
chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, ...
+ Đại
từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ,
nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
==> Đại từ dùng để hỏi: ai
? gì? nào? bao nhiêu ?...
==> Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy,
thế .
Lưu ý: Đại từ có khả
năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại
ấy. Cụ thể :
- Các
đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu
như DT.
- Các đại từ vậy,
thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ
trong câu như ĐT, TT.
- Bên cạnh các
đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi
là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT :
+
Chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc: ông, bà,anh, chị, em, con, cháu,...
+
Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ
trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư,...
Để biết
khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, DT chỉ chức vụ - nghề
nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại
từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó.
V.D1: Cô của em dạy Tiếng Anh ( Cô là
DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc )
V.D2 : Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi
người ( Cô là DT chỉ đơn vị ).
V.D3 : Cháu chào cô ạ ! ( cô là
đại từ xưng hô )
II - BÀI TẬP THỰC
HÀNH:
Bài 1:
Xác định chức năng ngữ pháp của đại
từ tôi trong từng câu dưới đây :
a) Tôi
đang học bài thì Nam đến.
b) Người
được nhà trường biểu dương là tôi.
c) Cả
nhà rất yêu quý tôi.
d) Anh
chị tôi đều học giỏi.
e) Trong
tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Bài 2 :
Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau
, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào :
Trong
giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc :
- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1 )
- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2 )
- Tớ cũng thế. (câu 3 )
Bài 3 :
Đọc các câu sau :
Sóc
nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói
choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :
- Xin
ông thả cháu ra.
Sói
trả lời :
-Thôi
được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc
chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?
( Theo Lép Tôn- xtôi ).
a) Tìm
đại từ xưng hô trong các câu trên.
b) Phân
các đại từ xưng hô trên thành 2 loại :
- Đại từ xưng hô điển hình.
- Danh từ lâm thời làm đị từ xưng hô.
Bài 4 :
Thay thế các từ hoặc cụm từ cần
thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại :
a) Một
con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
b) Tấm
đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
c) - Nam ơi
! Cậu được mấy điểm ?
- Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm ?
- Tớ cũng được 10 điểm.
III - GỢI Ý - ĐÁP
ÁN PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Bài 1:
a) Chủ ngữ.
b) Vị ngữ.
c) Bổ ngữ.
d) Định ngữ.
e) Trạng ngữ.
Bài 2 :
- Câu 1 : từ bạn (
DT lâm thời làm đại từ xưng hô ) thay thế cho từ Bắc.
- Câu 2 : tớ thay
thế cho Bắc ,cậu thay thế cho Nam.
- Câu 3 : tớ thay
thế cho Nam, thế thay thế cụm
từ được điểm 10.
Bài 3 :
a) Ông, cháu, ta, mày,
chúng mày.
b)- Điển hình : ta,
mày, chúng mày.
- lâm
thời, tạm thời : ông, cháu (DT làm đại từ ).
Bài 4 :
a) Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ nó.
b) Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ cô.
c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao”
; cụm từ “được 10 điểm”(ở dưới ) bằng “cũng vậy”.
No comments:
Post a Comment