Showing posts with label HỌC VẦN. Show all posts
Showing posts with label HỌC VẦN. Show all posts

Wednesday, 17 May 2017

6 GIAI ĐOẠN HỌC VẦN DÀNH CHO MẸ VÀ BÉ - TV thật dễ!

GIAI ĐOẠN 0: NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH                
TIẾNG VIỆT 1 - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC



Phần 1. Hệ thống Âm và Chữ trong chương trình TV1.CNGD:
è Chương trình Tiếng Việt 1.CNGD dạy HS 37 âm vị. Các âm vị đó là: a, ă, â, b, c, ch, d, đ, e, ê, g, gi, h, i, kh, l, m, n, ng, nh, o, ô, ơ, p, ph, r, s, t, th, tr, u, ư, v, x, iê, uô, ươ. Bao gồm:
         - 14 nguyên âm: 11 nguyên âm đơn (a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư) và 3 nguyên âm đôi (iê, uô, ươ).
         - 23 phụ âm đó là: b, c, ch, d, đ, g, kh, t, v, h, l, m, n, ng, nh, p, ph, s, th, tr, x, gi, r.
è 37 âm vị trên được ghi bằng 47 chữ, đó là 37 chữ ghi các âm vị nói trên và thêm 10 chữ nữa là: k, q, gh, y, ngh, ia, ya, yê, ua, ưa.
è  Các âm ch, nh, kh, ph, th, gh, ngh, gi là một âm chứ không phải là do nhiều âm ghép lại.
Ví dụ: Chữ ghi âm /ch/: ch là do nét cong trái, nét khuyết trên và nét móc hai đầu tạo thành, chứ không phải do hai  chữ /c/ và /h/ ghép lại.
Phần 2. Âm tiết:
- Mỗi tiếng trong tiếng Việt, đứng về mặt ngữ âm chính là một âm tiết.
- Âm tiết tiếng Việt được thể hiện bằng lược đồ như sau:
Học sinh cần nắm chắc:
Tiếng đầy đủ gồm có 3 phần: Phần đầu, phần vần, phần thanh.

Phần 3. Các thành tố cấu tạo âm tiết:
3.1. Thanh điệu: Tiếng Việt có:
è6 thanh điệu:
-         Thanh không dấu (thanh ngang)
-         Thanh huyền
-         Thanh hỏi
-         Thanh ngã
-         Thanh sắc
-         Thanh nặng.
è5 dấu thanh: dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng.
3.2. Âm đầu:
       Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm: có 23 âm vị phụ âm đầu
          Gồm: b, c (k, q), d, đ, g (gh), h, l, m, n, p, r, s, t, v, ch, nh, tr, gi, ng (ngh), ph, kh, th, x.
          Lưu ý: Số lượng chữ viết nhiều hơn số lượng âm vị do có âm vị được ghi bằng 2, 3 chữ cái. VD: âm /c/ có 3 cách viết là c, k, q   
3.3. Âm đệm:
Trong tiếng Việt, âm vị bán nguyên âm môi /-w-/ đóng vai trò âm đệm. Âm vị này được ghi bằng 2 con chữ: u, o
- Ghi bằng con chữ “u”:
    + Trước nguyên âm hẹp, hơi hẹp: VD: huy, huế,…
    + Sau phụ âm /c/: VD: qua, quê, quân.
- Ghi bằng con chữ “o”: Trước nguyên âm rộng, hơi rộng. VD: hoa, hoe, …

Friday, 5 May 2017