Showing posts with label VNEN. Show all posts
Showing posts with label VNEN. Show all posts

Friday, 2 December 2016

Hướng dẫn về kiểm tra học kì 1 cấp học tiểu học - Theo Thông tư 22

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có hướng dẫn về kiểm tra học kì 1 cấp học tiểu học, thực hiện theo Thông tư 30 và Thông tư 22.
Sở cho biết, theo quy định của Thông tư 30 và 22, đề kiểm tra do hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề. Tuy nhiên Sở khuyến khích các trường thực hiện việc ra đề theo phương án, đề kiểm tra do giáo viên chủ nhiệm soạn, sau đó nộp về tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn chọn lọc và gửi cho ban giám hiệu từ 2 đến 3 đề. Ban giám hiệu duyệt đề và chọn ra 2 đề (1 đề chính thức và 1 đề dự phòng) làm đề thi cho khối.
Kiểm tra theo Thông tư 22: Giáo viên chủ nhiệm ra đề và chấm bài


Đề thi phải chính xác, khoa học, đánh giá được kết quả thực chất của học sinh, đảm báo bám sát theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng lớp, tỷ lệ kiến thức trong đề được phân bố tương đối như: 

Mức 1: nhận biết, nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã học 40%. 

Monday, 28 November 2016

BẢNG ÂM VẦN theo chương trình GDCN và cách đánh vần mẫu (Dành cho phụ huynh tham khảo dạy con)


Nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể cùng con học đánh vần ở nhà, nguyentrangmath sưu tầm và tổng hợp cách đánh vần theo chương trình CNG để quý phụ huynh tham khảo.
Quy luật đánh vần: đánh vần từ âm vị nhỏ nhất
BẢNG ÂM VẦN
THEO CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y
Riêng các âm: gi; r; d đều đọc  là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau.
            c; k; q đều đọclà “cờ”
Vần
Cách đọc
Vần
Cách đọc
gì – gi huyền gì
uôm
uôm – ua – m - uôm
iê, yê, ya
đều đọc là ia
uôt
uôt – ua – t - uôt
đọc là ua
uôc
uôc – ua – c - uôc
ươ
đọc là ưa
uông
uông – ua – ng - uông
iêu
iêu – ia – u – iêu
ươi
ươi – ưa – i - ươi
yêu
yêu – ia – u – yêu
ươn
ươn – ưa – n  - ươn
iên
iên – ia – n - iên
ương
ương  - ưa – ng   - ương
yên
yên – ia – n – yên
ươm
ươm – ưa – m - ươm
iêt
iêt – ia – t – iêt
ươc
ươc – ưa – c – ươc
iêc
iêc – ia – c – iêc
ươp
ươp – ưa – p  - ươp
iêp
iêp – ia – p – iêp
oai
oai – o- ai- oai
yêm
yêm – ia – m – yêm
oay
oay – o – ay - oay
iêng
iêng – ia – ng - iêng
oan
oan – o – an - oan
uôi
uôi – ua – i – uôi
oăn
oăn – o – ăn - oăn
uôn
uôn – ua – n – uôn
oang
oang – o – ang - oang
uyên
uyên – u – yên - uyên
oăng
oăng – o – ăng - oăng
uych
uych – u – ych - uych
oanh
oanh – o – anh - oanh
uynh
uynh – u – ynh – uynh
oach
oach – o – ach - oach
uyêt
uyêt  - u – yêt – uyêt
oat
oat  - o – at - oat
uya
uya – u – ya – uya
oăt
oăt – o – ăt – oăt
uyt
uyt – u – yt – uyt
uân
uân – u – ân – uân
oi
oi – o – i -  oi
uât
uât – u – ât – uât
Các âm: oi      ai         ôi         ơi         ui         ưi         ay        ây        eo        ao        au       âu        iu         êu        ưu            on       an       ăn        ân        ơn        ưn        ôn        in        un       om       am      ăm       âm       ôm       ơm            êm       em       im        um      ot         at        ăt         ât         ôt         ơt         et        êt         ut         ưt         it (Vẫn phá tâm như cũ)

Saturday, 26 November 2016

Một số biện pháp hỗ trợ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu CGD.

1. Làm tốt công tác tư tưởng cho GV lớp 1.
Như đã trình bày ở trên, tất cả GV khi thực hiện chương trình CGD đều mang một tâm trạng lo lắng. Xuất phát từ sự chưa hiểu về quan điểm dạy học CGD, từ khả năng tiếp cận và thay đổi thói quen của bản thân và một phần chưa thực sự tin tưởng vào tính ưu việt của bộ tài liệu này. Vì vậy, nếu không làm tốt công tác tư tưởng cho GV thì rất có thể việc thực hiện dạy học theo tài liệu CGD sẽ không triệt để dẫn tới thất bại.
 Để khắc phục tình trạng trên, ngay từ đầu BGH cần có kế hoạch để làm tốt công tác tư tưởng cho GV lớp 1, giúp họ hiểu và hiểu rõ về chương trình, về quan điểm dạy học và PP dạy học, giúp họ tự tin trước khi thực hiện. Một số biện pháp để làm công tác tư tưởng cho GV có thể áp dụng:
- Giải đáp một cách thuyết phục những băn khoăn vướng mắc của GV về những vấn đề liên quan đến dạy học TV1 CGD.
- Đưa ra những minh chứng cho thấy đây là bộ tài liệu đã đươc áp dụng thành công ở nhiều nơi với những kết quả và phương pháp giáo dục tiến bộ.
- Khẳng định về khả năng cũng như năng lực thực hiện dạy học TV1 CGD của GV. Giúp họ tự tin và thấy rằng, nếu cố gắng học hỏi, mình có thể làm tốt.
- Không tạo áp lực cho Gv, không giao phó hoàn toàn cho họ. Cần giúp họ thấy rằng bên cạnh họ luôn có người đồng hành, cùng học, cùng làm, sẵn sàng chia sẻ với họ những vấn đề mà họ mắc phải và tự tin là sẽ khắc phục được.   

VNEN - Chuyên đề 1: Tổ chức Hội Đồng Tự Quản Học Sinh

Với việc thành lập hội đồng tự quản bước đầu áp dụng mô hình VNEN vào hoạt động tự quản: "Tự giác, tự quản, tự học, tự tin, tự trọng, tự đánh giá hợp tác". Với 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch hội đồng tự quản và 6 ban: ban học tập, ban sức khỏe và vệ sinh, ban văn nghệ và TDTT, ban quyền lợi HS, ban đối ngoại, ban phụ trách thư viện. Việc thành lập một cách bài bản sẽ bước đầu tạo sự hứng thú mới mẻ cho học sinh.

Xây dựng kế hoạch
Trước khi thành lập hội đồng tự quản học sinh (HĐTQHS) là việc xây dựng kế hoạch. Đây là bước hết sức quan trọng mà giáo viên phụ trách cần lưu ý (GVCN). Công việc này đòi hỏi GV cần xây dựng một bản thảo kế hoạch chi tiết về tiến trình thành lập HĐTQHS
Trước bầu cử
Giáo viên, phụ huynh chuẩn bị tư tưởng cho học sinh về mục đích, ý nghĩa, khả năng học sinh… Định ngày bầu cử HĐTQ; Các ban của HĐTQ. Qua việc tuyên truyền bằng bản tin thông báo, tuyên truyền tại lớp học các em hiểu được về việc mục đích của HĐTQHS.
 
GV cần nắm vững
 
Mục đích của HĐTQHSThúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh.
Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường. Tạo Cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.
 
Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết địnhkĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.
 
Hội đồng tự quản HS: Thành lập vì HS, cho HS, bởi HS; HS tự bầu, tự tổ chức, tự quản. Tự XD kế hoạch, chương trình hoạt động. Tự điều hành HĐ.
 
 
  Tiến hành bầu cử
 
  Chúng ta sẽ làm các bước như sau:
 
  GV Chuẩn bị: Hộp phiếu, phiếu(có thể dùng giấy A4 chia 4 phần).
 
 
hnh1561_500
 
Ban kiểm phiếu (Ảnh: Phan Vượng)
 
Tiến hành Bầu ban kiểm phiếu; Ban kiểm phiếu làm việc.
 
GV tổ chức cho học sinh thuyết trình ứng cử, đề cử vào chức danh lãnh đạo HĐTQ gồm 1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch.
 
Các ứng cử viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình đã được chuẩn bị trước. Giáo viên lưu ý không để học sinh cầm giấy đọc mà chủ động thể hiện khả năng thuyết trình của mình.
 
hnh1556_500
 
hnh1558_500
 
hnh1559_500
 
Phần ứng cử thuyết trình vào HĐTQHS (Ảnh: Phan Vượng) 
 
 
Sau phần thuyết trình ứng cử, đề cử là phần viết phiếu để bỏ phiếu. Các em lựa chọn lấy ra 3 em đạt số phiếu cao nhất vào HĐTQHS.
 
hnh1560_500
 
hnh1564_500
Các em hào hứng viết phiếu lựa chọn ra 3 bạn vào HĐTQHS(Ảnh: Phan Vượng)
 
Phần bỏ phiếu: GV cần nghiêm túc thực hiện một cách bài bản, khoa học.
 
hnh1565_500
 
hnh1567_500
 
hnh1568_500
 
hnh1569_500
 

Một số hình ảnh bỏ phiếu của các em HS thực hiện thật hào hứng, tạo không khí sôi nổi thi đua (Ảnh: Phan Vượng)
  
Phần kiểm phiếu: Ban kiểm phiếu làm việc theo sự hướng dẫn của GV.
 
hnh1572_500
 
 Ban kiểm phiếu làm việc, các em thể hiện rõ trách nhiệm của mình (Ảnh: Phan Vượng)
 
Tổng hợp, thông báo kết quả
 
Lấy theo thứ tự: em nào cao phiếu nhất sẽ là Chủ Tịch HĐTQ. Số phiếu cao thứ 2 và 3 sẽ là 2 Phó Chủ Tịch HĐTQ.
 
Ban lãnh đạo HĐTQ ra mắt và tự hứa trước thầy cô, cả lớp sẽ đưa lớp học tốt, thi đua đứng đầu trong toàn trường.
 
hnh1578_500
 
Ban lãnh đạo HĐTQ lớp  ra mắt cả lớp (Ảnh: Phan Vượng)
 
 
Bầu các Ban tự quản: Lãnh đạo HĐTQ họp bàn.
 
Trước hết - Giới thiệu về các ban : Mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ …
 
Học sinh tự nguyện đăng kí vào các ban:
 
Ban học tập, ban sức khỏe và vệ sinh, ban văn nghệ và TDTT, ban quyền lợi HS, ban đối ngoại, ban phụ trách thư viện.
 
 
Bầu trưởng ban - Các trưởng ban ra mắt.
 
GV khuyến khích tất cả  HS đều tham gia ít nhất vào một ban. Với những học sinh không chịu đăng kí tham gia một ban nào, GV phối hợp với phụ huynh có thể dành thời gian để tìm hiểu sở thích, nguyện vọng của em đó để tư vấn đúng hướng. Có thể nhờ tới sự trợ giúp của các bạn học sinh trong lớp.

Nguồn: http: thphuongmy.huongkhe.edu.vn