Dạng 1: Hai kim trùng khít lên nhau.
*
Trường hợp 1: Khoảng cách giữa 2 kim
lớn hơn 0.
Phân tích: Kim phút và kim giờ chuyển động vòng tròn nên đây là dạng toán
chuyển động cùng chiều đuổi nhau. Muốn biết được sau ít nhất bao lâu kim phút
lại trùng lên kim giờ ? Ta hướng dẫn học sinh theo các bước cụ thể sau:
- Giáo viên cho
học sinh quan sát vị trí của kim phút và kim giờ trên đồng hồ thật để trả lời
câu hỏi:
(?) Vào lúc 7
giờ, kim phút và kim giờ nằm ở vị trí nào ?
(Kim phút chỉ số 12,
kim giờ chỉ số 7)
(?)Khoảng cách
giữa kim phút và kim giờ lúc đó là bao nhiêu ?
(7/12 vòng đồng
hồ)
(?) Đến khi kim phút và kim giờ trùng khít lên nhau thì khoảng cách
giữa hai kim là bao nhiêu ?
(Bằng 0)
(?) Lúc đó kim
phút đã đi hơn kim giờ đoạn đường bằng bao nhiêu ?
(Lúc đó kim phút đã
đi nhiều hơn kim giờ một đoạn đường đúng bằng khoảng cách giữa hai kim đồng hồ
lúc 7 giờ đúng, nghĩa là bằng 7/12 vòng đồng hồ).