Friday, 4 November 2016

Phép trừ có nhớ

Phép trừ có nhớ
Bài 1: Tính

Bài 2: Đặt tính rồi tính
20 – 15
50 – 24
40 – 39
50 – 22
60 - 21
…………………..
………………….
…………………...
…………………...
…………………...
…………………..
………………….
…………………...
…………………...
…………………...
…………………..
………………….
…………………...
…………………...
…………………...
80 – 14
60 – 17
30 -15
80 – 58
60 - 51
…………………..
………………….
…………………...
…………………...
…………………...
…………………..
………………….
…………………...
…………………...
…………………...
…………………..
………………….
…………………...
…………………...
…………………...
66 – 38
50 -34
40 -26
50 -13
90 - 89
…………………..
………………….
…………………...
…………………...
…………………...
…………………..
………………….
…………………...
…………………...
…………………...
…………………..
………………….
…………………...
…………………...
…………………...

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
Số bị trừ
36
78
56
54
56
77
55
46
47
59
45
Số trừ

18
37
46
39



27
39

Hiệu
9




28
26
16


29

Bài 4: Tính nhẩm:
9 + 2 = 11
3 + 8 = …….
7 + 4 = …..
6 + 5 = ….
9 + 3 = ….
2+ 9= 11
8 + 3  = …….
4 + 6 + 1= …..
5 + 6  = ….
3 + 9  = …..
11-2 = 9
11-8  = …….
11 – 4 = ………..
11- 6  = …….
11 – 9 = ………..
11-9 = 2
11 – 3 = …….
11 – 7 = ……..
11 – 5 = …….
11 – 3 = ………..
Bài 5:  Hoa có một số bóng bay. Mẹ Hoa cho Hoa thêm 5 quả nữa là Hoa có chẵn hai chục quả. Hỏi lúc đầu Hoa có bao nhiêu quả bóng bay?
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
Bài 6: Tổng số tuổi của 2 bố con hiện nay là 40 tuổi. Năm nay con 7 tuổi. Đố các bạn biết hiên nay bố bao nhiêu tuổi ?
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
Bài 7: Gói kẹo cà phê và gói keo dừa có tất cả là 90 cái.Riêng gói kẹo dừa là 43 cái. Hỏi:
a.       Gói kẹo cà phê có bao nhiêu cái?
b.      Phải bớt đi bao nhiêu cái kẹo ở gói kẹo cà phê để số kẹo ở 2 gói bằng nhau?
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………
Bài 8: Tóm tắt bằng sơ đồ bài toán sau rồi giải:
Chị Lan mua sách hết 50 nghìn đông. Lan mua sách hết ít hơn chị Lan 15 nghìn đồng.
a.       Tính số tiền Lan mua sách?
b.      Cả hai chị em mua sách hết tất cả bao nhiêu tiền?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..


Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ bài toán sau rồi giải:
Lớp 2 A có 30 học sinh nữ. Số học sinh nữ nhiêu hơn số học sinh nam là 7 bạn.
a.       Tính số học sinh nam?
b.      Tính số học sinh của cả lớp?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
Bài 10: Tổng lớn nhất của hai số có một chữ số là bao nhiêu: ………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tổng bé nhất của một số có một chữ số và một số có 2 chữ số là bao hiêu: ……………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 11: Hiệu lớn nhất của hai số có hai chữ số là bao nhiêu: ………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hiệu bé nhất của một số có hai chữ số và một số có một chữ số là bao hiêu: ……………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


Bài tập Toán 2: Phép cộng có nhớ

Bài 1: Đặt tính rồi tính
26 + 5
6 + 37
56 + 6
86 + 8
67 + 9
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
6 + 66
5 +86
56 + 4
66 + 7
57 + 18
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
16 + 27
57 + 16
46 + 18
58 + 16
36 + 27
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
26 + 35
36 +58
16 + 39
67 + 26
55 + 36
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
…………………
………………
………………….
………………….
………………….
Bài 2: Tính nhẩm:
6 + 5 = ……..
6 + 7 = …….
9 + 6 = …..
6 + 9 = ….
6 + 4 = ….
8+ 5 = ……..
9 + 6  = …….
6 + 4 + 3= …..
9 + 1 + 8 = ….
8 + 2 + 10 = …..
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
Số hạng
6
76
56
34
56
77
55
46
49
59
45
Số hạng
86
18
37
46
39
24
26
54
27
39
29
Tổng











Bài 4: Tìm x, biết
x + 34 = 54
38 + x = 68
42 + x = 89
x+ 62 = 96
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
x + 21= 26 + 15
22 + x = 39+36
x + 33 = 37 + 38
51+ x = 46 +35
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
…………………..
Bài 5: Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài 6:
Có ….. điểm nằm trong hình tròn.
Có ….. điểm nằm ngoài hình tròn.
Có ….. điểm nằm trong tam giác.
Có ….. điểm nằm ngoài tam giác.
Có ….. điểm vừa nằm trong tam giác, vừa nằm trong hình tròn.
Có ….. điểm vừa nằm trong tam giác nhưng không  nằm trong hình tròn
Có ….. điểm nằm trong hình tròn nhưng không nằm trong tam giác
Bài 7:  Tóm tắt bằng sơ đồ rồi giải bài toán sau: Tháng trước, tổ em 36 điểm mười. Tính ra số điểm mười tháng trước ít hơn tháng này 7 điểm mười. Tính số điểm 10 tháng này?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Bài 8: Một bến xe có 27 ô tô đã rời bến, trong bến còn lại 14 ô tô chưa rời bến. Hỏi lúc đầu có bao nhiêu ô tô trong bến xe đó ?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Bài 9: Tìm một số có 2 chữ số và một số có một chữ số để sao cho tổng hai số đó bằng 10?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 10: Tìm một số có 2 chữ số và một số có một chữ số để sao cho hiệu hai số đó bằng 1?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Để học sinh không bao giờ viết sai chính tả

GD&TĐ - Cô Phùng Thị Cẩm Loan – Giáo viên Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp) – trong quá trình giảng dạy đã thống kê được các lỗi chính tả học sinh thường mắc phải, đồng thời chia sẻ giải pháp khắc phục tình trạng này.

Các lỗi chính tả thường gặp
Đánh sai vị trí thanh điệu: Qui tắc đánh thanh điệu trong Tiếng Việt là đánh đúng vào trọng âm. Nhưng vẫn còn một số học sinh viết sai vị trí, ví dụ: Khoẻ đẹp, toạ độ, Khaỏ cổ,…
Qui tắc viết hoa: Trong văn bản Tiếng Việt có những nguyên tắc viết hoa nhất định như: Viết hoa đầu dòng, viết hoa tên riêng, viết hoa địa danh,…nhưng một số học sinh lại mắc phải lỗi này. Ví dụ: Xuống dòng không viết hoa; tên riêng không viết hoa…
Về âm đầu: Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây: gi - d (cái giỏ / cái dỏ,…); r - d, g (cá rô / cá dô, cá gô,…); s - x (chim sáo/ chim xáo,…); tr - ch (tre /che; trồng cây/chồng cây,…); v - qu (vàng /quàng, va/qua…); th - h ( thỏ / hỏ,…). Trong các lỗi này, lỗi về ch/tr, s/x, v/d là phổ biến hơn cả.
Về âm cuối: Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây: an/ang: bàng bạc, bàng học, cây bàn,…; at/ac: rẻ mạc, lường gạc, xơ xát,…; ăt/ăc: ăn mặt, giặc giũ,…; ân/âng: Tần nhà, hụt hẫn,…; ât/âc: bật thang, nổi bậc,..; ên/ênh: ghập ghền,nhẹ tên,bấp bên,khấp khển,…; êt/êch: con ết, trắng bệt,…
Về thanh điệu: Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) nhưng đa số học sinh chưa phân biệt được hai thanh hỏi, ngã; trong khi đó, số lượng tiếng mang hai thanh này rất phổ biến trong Tiếng việt. Ví dụ: dẩn dắt, giử gìn, lổi lằm, lẩn lộn,…
Cung cấp cho học sinh một số qui tắc viết đúng chính tả
Ghi nhớ một số mẹo luật chính tả: Luật bổng - trầm: Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của 2 yếu tố ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để dễ nhớ, giáo viên giúp học sinh thuộc 2 câu thơ:
"Em Huyền mang nặng, ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào"
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại).
Đối với từ Hán - Việt: Dùng dấu ngã khi có phụ âm đầu là: d (dũng, dữ, dưỡng...) , l (lãm, lãnh, lĩnh, lễ, liễu, lỗi...) , m (mẫu, mã, mẫn, mỹ, miễn...), n, nh, ng, ngh (não, ngã, ngãi, ngũ, nghĩa, nghĩ, nghiễm...), v (vãng, vỹ, võ, vũ, võng...).
Dùng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là: ch (chuẩn, chỉnh, chuyển, chưởng...), gi (giải, giả, giảng, giản...), kh (khải, khả, khởi, khuẩn, khẩn, khổ, khuyển...), và các từ Hán- Việt không có phụ âm đầu như: ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm, ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu.
Phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, chóe,… chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi…
Phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà, sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa… sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, sư tử, sơn dương, san hô…
Phân biệt các vần dễ lẫn lộn: Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: Gập ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, chệnh choạng, lênh khênh, bấp bênh, công kênh…
Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, đùng đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng, ùng oàng, quang quác, ăng ẳng, ằng ặc, oăng oẳng, răng rắc, sằng sặc, pằng pằng, eng éc, beng beng, chập cheng, leng keng, reng reng, phèng phèng, lẻng kẻng, lẻng xẻng, ùng ùng, đùng đùng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch, thình thình, rập rình, xập xình, huỳnh huỵch…
Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân...
Giáo viên cần ghi nhớ những từ ngữ thường dễ mắc lỗi chính tả thông qua việc cho học sinh đọc sưu tầm thơ, ca dao hoặc yêu cầu các em tìm đọc các tác phẩm ở thư viện của những tác giả có trong chương trình.
Rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh
Bước đầu cho học sinh luyện tập viết những đoạn văn để rèn luyện. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đổi đoạn văn cho nhau để bắt và sửa lỗi chính tả tại lớp.
Sau đó, nâng lên luyện tập thành một bài văn nghị luận và cho các em đổi bài làm văn cho nhau để bắt và sửa lỗi chính tả đối với những bài tập về nhà.
Cô Phùng Thị Cẩm Loan – giáo viên Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp)
Nguồn: Giáo dục thời đại

Thursday, 3 November 2016

400 BÀI ÔN LUYỆN VIOLYMPIC TOÁN LỚP 3 PHẦN 5 CÓ ĐÁP ÁN

[Violympic Toán lớp 3] - 400 BÀI ÔN LUYỆN VIOLIMPIC LỚP 3 CÓ ĐÁP ÁN (P5) là các bài Toán mà nguyentrangmath giới thiệu với các em để các em làm quen và rèn luyện các dạng Toán thi Violympic nhằm đạt kết quả cao trong kì thi violympic Toán lớp 3 năm học 2016 - 2017. Chúc các em ôn tập tốt!

Có thể bạn quan tâm:
Câu 51: Tính: 1 + 2 - 3 + 4 - 5 + ... + 98 - 99 + 100
Hướng dẫn:
          + 2 - 3 + 4 - 5 + ... + 98 - 99 + 100
       = (100 - 99) + (98 - 97) + ... +  (4 - 3) + 2 + 1
       = 1 + 1 + ... + 1 + 2 + 1
       = 1 x 49 +2 + 1 = 52

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TIẾT LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3

 Để giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Luyện từ và câu, giáo viên phải xem xét hệ thống bài tập, cấu trúc tri thức Tiếng Việt cần hình thành cho học sinh. Nguyên tắc phát triển tri thức - vốn từ Tiếng Việt và kiến thức – nguyên tắc ngữ pháp để làm cơ sở định hướng chọn lọc những phương pháp – phương tiện dạy học thích hợp thực hiện một cách có hệ thống, đạt hiệu quả bài dạy.

1/ Các bài tập về từ:
    1.1 Loại bài tập giúp học sinh mở rộng vốn từ theo chủ điểm:
Loại bài tập này ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ còn có tác dụng hình thành và phát triển cho các em khả năng tư duy có hệ thống về mối quan hệ phương ngữ. Về cách dạy loại bài tập tìm từ cùng chủ điểm, giáo viên cần chú ý đến từ mẫu, đó là điểm tựa có tác dụng gợi ý định hướng cho học sinh trong quá trình tìm từ. Đồng thời giáo viên hướng dẫn cho các em xác định đúng yêu câu của bài tập.
 Ví dụ: Tìm những từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình ( chủ điểm: Mái ấm )
                M:   Ông bà, chú cháu…….
                Học sinh tìm: Bố mẹ, anh chị……. ( cùng chủ điểm: Mái ấm)

Wednesday, 2 November 2016

CÁCH ƯỚC LƯỢNG THƯƠNG KHI CHIA CHO SỐ CÓ HAI, BA CHỮ SỐ

CÁCH ƯỚC LƯỢNG THƯƠNG KHI CHIA CHO SỐ CÓ HAI, BA CHỮ SỐ

          Khi dạy học sinh bài chia cho số có hai, ba chữ số trong chương trình toán lớp 4, quan trọng nhất là dạy học sinh cách ước lượng thương. Có hai cách ước lượng thương là làm tròn cả số chia và số bị chia rồi nhẩm thương hoặc lấy chữ số đầu của số bị chia chia cho chữ số đầu của số chia hoặc lấy hai chữ số đầu của số bị chia chia cho chữ số đầu của số chia (trong trường hợp chữ số đầu của số bị chia không chia hết cho chữ số đầu của số chia) để thử thương.

           Nhưng trong thực tế giảng dạy mặc dù giáo viên hướng dẫn hai cách như vậy nhưng học sinh vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện chia nhất là với học sinh yếu. Vậy làm thế nào để các em nhận ra  khi nào ta sử dụng cách làm tròn cả hai số bị chia và số chia để nhẩm thương; khi nào ta  sử dụng cách lấy chữ số đầu (hoặc hai chữ số đầu) của số bị chia chia cho chữ số đầu của số chia sao cho hợp lí. Dưới đây là một số kinh nghiệm nhỏ rút ra được trong quá trình giảng dạy xin chia sẻ cùng các bạn: 

Các bài toán suy luận tiểu học


Bài 1.

Bác bảo vệ có chùm 10 chìa khoá để mở 10 ổ khoá ở các phòng học. Mỗi chìa chỉ mở được một ổ. Do sơ ý nên Bác không nhớ chìa khoá tương ứng với các ổ. Hỏi Bác phải thử nhiều nhất bao nhiêu lần để tìm được các chìa khoá tương ứng với các ổ khoá ở các phòng học trên?
Giải:
 Lấy chìa thứ nhất, ta phải thử nhiều nhất là 9 lần thì ta chọn được ổ khoá tương ứng. Như vậy còn lại 9 chìa và 9 ổ.
Tiếp tục lấy chìa thứ hai, ta phải thử nhiều nhất là 8 lần thì ta tìm được ổ tương ứng. Như vậy còn lại 8 chìa và 8 ổ.
Tiếp tục lấy chìa thứ ba, ta phải thử nhiều nhất là 7 lần thì ta tìm được ổ tương ứng. Như vậy còn lại 7 chìa và 7 ổ.
Cứ tiếp tục như thế đến chìa thứ 9 thì ta phải thử nhiều nhất là 1 lần thì tìm được ổ tương ứng. Còn chìa thứ 10 ta không cần phải thử nữa.
Vậy số lần thử nhiều nhất để mở được tất cả các phòng là:
9 + 8 + 7 + 6 + 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 45 (lần)
Đáp số: 45 lần

BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU.

[Toán lớp 4] - nguyentrangmath.com giới thiệu với các em BÀI TOÁN TÍNH TỔNG CỦA DÃY SỐ CÓ QUY LUẬT CÁCH ĐỀU. Hi vọng qua bài hôm nay sẽ giúp các em giải tốt dạng toán này! Chúc các em học tốt!

Muốn tính tổng của một dãy số có quy luật cách đều chúng ta thường hướng dẫn học sinh tính theo các bước như sau:

Bước 1: Tính số số hạng có trong dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy - số hạng bé nhất của dãy) : khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp trong dãy + 1
Bước 2: Tính tổng của dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy + số hạng bé nhất của dãy) số số hạng có trong dãy : 2

Tuesday, 1 November 2016

Bài thơ ngắn giúp học sinh tiểu học nắm vững chức năng của dấu câu

Xin giới thiệu với các em Bài thơ ngắn giúp học sinh tiểu học nắm vững chức năng của dấu câu. Chúc các em học tốt!

Bài viết liên quan:
Tổng hợp tài liệu tham khảo môn Tiếng Việt tiểu học
Bài thơ ngắn về dấu câu




Làm bạn với dấu câu
Dấu câu phân biệt rạch ròi
Không dùng, chỉ có người lười nghĩ suy
Dấu nào cũng có nghĩa riêng
Mỗi dấu đặt đúng vào nơi của mình
Dấu phấy (,) thường thấy ai ơi
Tách biệt từng phần, chuyển tiếp ý câu
Dấu chấm (.) kết thúc ý rồi
Giúp cho câu viết tròn câu rõ lời .
Chấm phẩy (;) phân cách vế câu
Bổ sung vế trước, ý càng thêm sâu
Chấm than (!) bộc lộ cảm tình
Gửi gắm đề nghị, mong chờ, khiến sai
Chấm hỏi (?) để hỏi bao điều
Hỏi người và cả hỏi mình tài ghê!
Hai chấm (:) báo hiệu lời người
Còn là giải thích ý vừa nêu trên
Chấm lửng (...) xúc cảm dâng trào
Hay thay cho lời không tiện nói ra
Gạch ngang (-) lời nói mở đầu
Nêu ý chú thích liệt kê trong bài
Ngoặc đơn (    ) tách biệt từng phần
Làm rõ cho lời chú giải bên trong
Ngoặc kép (“  ”) trực tiếp dẫn lời
Đứng sau hai chấm hay dùng nhấn câu
Biết rồi em hãy siêng dùng
Viết dấu đúng chỗ, điểm mười nở hoa. 

Sưu tầm

BỒI DƯỠNG HSG TOÁN LỚP 4 - HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI CÁC DẠNG TOÁN TRUNG BÌNH CỘNG


Trong chương trình toán lớp 4 các em đã được học về dạng toán trung bình cộng, một dạng toán rất điển hình và cũng rất lí thú nếu chúng ta biết khai thác sâu hơn. Dạng toán này chúng ta gặp rất nhiều trong các đề thi Violympic cũng như Học sinh giỏi 


Sau đây là một hướng khai thác từ một bài toán cơ bản nhất:

Bài viết liên quan:
Bài toán 1: Lớp 4A trồng được 21 cây ; lớp 4B trồng được 22 cây ; lớp 4C trồng được 29 cây. Lớp 4D trồng được số cây bằng trung bình cộng số cây trồng được của ba lớp kia. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây ?
Giải:
Lớp 4D trồng được số cây là: (21 + 22 + 29): 3 = 24 (cây)
Đáp số: 24 cây

Bài toán 2: Lớp 4A trồng được 21 cây ; lớp 4B trồng được 22 cây ; lớp 4C trồng được 29 cây ;lớp 4D trồng được số cây bằng trung bình cộng số cây của cả 4 lớp. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây ? 

Phân tích: Bài toán này cho số cây của lớp 4D không phải bằng trung bình cộng số cây của ba lớp kia như ở bài toán 1 mà số cây của lớp 4D bằng trung bình cộng số cây của cả bốn lớp.
Ta dễ thấy tổng số cây của cả 4 lớp chia làm 4 phần bằng nhau thì số cây của lớp 4D là một phần và tổng số cây của cả ba lớp kia là 3 phần. Như thế trung bình cộng số cây của cả 4 lớp chính bằng trung bình cộng số cây của 3 lớp còn lại. Bài toán giải giống như bài toán 1.

Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt - Một số từ Hán Việt trong chương trình Tiểu hoc

Gửi quý thầy cô "Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu kèm theo Một số từ Hán Việt và nghĩa của nó trong chương trình Tiểu hoc" tham khảo, mời quý thầy cô cùng bổ sung thêm. Chúc các thầy cô công tác tốt!


      A - PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC HIỂU VÀ GIẢI ĐÚNG NGHĨA TỪ HÁN VIỆT
          3.1: Hướng dẫn học sinh lập Sổ tay tiếng Việt:
          Muốn học sinh làm tốt các dạng bài tập liên quan đến từ Hán - Việt trong phân môn Luyện từ và câu, học sinh phải hiểu nghĩa của từ. Với vốn kiến thức các em đã được học từ lớp 1 đến lớp 4 chưa đủ để các em có thể hiểu và làm được các phần bài tập nêu trên. Bởi vậy, từ ngữ được giải thích ở các phần chú thích cuối các bài tập đọc và các phân môn khác cũng rất quan trọng. Đó là những từ ngữ mới mà học sinh cần ghi nhớ để vận dụng làm bài tập các phân môn khác. Vì vậy, mỗi học sinh cần có một sổ tay ghi lại những từ ngữ mới cần lưu ý. Cuốn sổ tay này còn được dùng ghi lại những điều học sinh chuẩn bị bài mới ngay ở nhà trước khi đến lớp; bởi với phần "Mở rộng vốn từ" đòi hỏi học sinh phải nắm vững nghĩa của từ. Nhiều em hiểu nghĩa của từ còn chưa chính xác, tôi đều yêu cầu các em đọc trước bài mới ở nhà, tập giải nghĩa từ, tham khảo sách để nắm được nghĩa của các từ khó. Khi các em đã hiểu được nghĩa của từ trong bài học, nắm được ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ thì hoạt động lĩnh hội kiến thức mới diễn ra rất thuận lợi.
          Khuyến khích các em đến thư viện nhà trường mượn sách tham khảo đọc để có thể hiểu và giải nghĩa chính xác các từ Hán - Việt và các thành ngữ, tục ngữ.