Saturday 26 November 2016

VNEN - Chuyên đề 1: Tổ chức Hội Đồng Tự Quản Học Sinh

Với việc thành lập hội đồng tự quản bước đầu áp dụng mô hình VNEN vào hoạt động tự quản: "Tự giác, tự quản, tự học, tự tin, tự trọng, tự đánh giá hợp tác". Với 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch hội đồng tự quản và 6 ban: ban học tập, ban sức khỏe và vệ sinh, ban văn nghệ và TDTT, ban quyền lợi HS, ban đối ngoại, ban phụ trách thư viện. Việc thành lập một cách bài bản sẽ bước đầu tạo sự hứng thú mới mẻ cho học sinh.

Xây dựng kế hoạch
Trước khi thành lập hội đồng tự quản học sinh (HĐTQHS) là việc xây dựng kế hoạch. Đây là bước hết sức quan trọng mà giáo viên phụ trách cần lưu ý (GVCN). Công việc này đòi hỏi GV cần xây dựng một bản thảo kế hoạch chi tiết về tiến trình thành lập HĐTQHS
Trước bầu cử
Giáo viên, phụ huynh chuẩn bị tư tưởng cho học sinh về mục đích, ý nghĩa, khả năng học sinh… Định ngày bầu cử HĐTQ; Các ban của HĐTQ. Qua việc tuyên truyền bằng bản tin thông báo, tuyên truyền tại lớp học các em hiểu được về việc mục đích của HĐTQHS.
 
GV cần nắm vững
 
Mục đích của HĐTQHSThúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh.
Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường. Tạo Cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.
 
Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết địnhkĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.
 
Hội đồng tự quản HS: Thành lập vì HS, cho HS, bởi HS; HS tự bầu, tự tổ chức, tự quản. Tự XD kế hoạch, chương trình hoạt động. Tự điều hành HĐ.
 
 
  Tiến hành bầu cử
 
  Chúng ta sẽ làm các bước như sau:
 
  GV Chuẩn bị: Hộp phiếu, phiếu(có thể dùng giấy A4 chia 4 phần).
 
 
hnh1561_500
 
Ban kiểm phiếu (Ảnh: Phan Vượng)
 
Tiến hành Bầu ban kiểm phiếu; Ban kiểm phiếu làm việc.
 
GV tổ chức cho học sinh thuyết trình ứng cử, đề cử vào chức danh lãnh đạo HĐTQ gồm 1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch.
 
Các ứng cử viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình đã được chuẩn bị trước. Giáo viên lưu ý không để học sinh cầm giấy đọc mà chủ động thể hiện khả năng thuyết trình của mình.
 
hnh1556_500
 
hnh1558_500
 
hnh1559_500
 
Phần ứng cử thuyết trình vào HĐTQHS (Ảnh: Phan Vượng) 
 
 
Sau phần thuyết trình ứng cử, đề cử là phần viết phiếu để bỏ phiếu. Các em lựa chọn lấy ra 3 em đạt số phiếu cao nhất vào HĐTQHS.
 
hnh1560_500
 
hnh1564_500
Các em hào hứng viết phiếu lựa chọn ra 3 bạn vào HĐTQHS(Ảnh: Phan Vượng)
 
Phần bỏ phiếu: GV cần nghiêm túc thực hiện một cách bài bản, khoa học.
 
hnh1565_500
 
hnh1567_500
 
hnh1568_500
 
hnh1569_500
 

Một số hình ảnh bỏ phiếu của các em HS thực hiện thật hào hứng, tạo không khí sôi nổi thi đua (Ảnh: Phan Vượng)
  
Phần kiểm phiếu: Ban kiểm phiếu làm việc theo sự hướng dẫn của GV.
 
hnh1572_500
 
 Ban kiểm phiếu làm việc, các em thể hiện rõ trách nhiệm của mình (Ảnh: Phan Vượng)
 
Tổng hợp, thông báo kết quả
 
Lấy theo thứ tự: em nào cao phiếu nhất sẽ là Chủ Tịch HĐTQ. Số phiếu cao thứ 2 và 3 sẽ là 2 Phó Chủ Tịch HĐTQ.
 
Ban lãnh đạo HĐTQ ra mắt và tự hứa trước thầy cô, cả lớp sẽ đưa lớp học tốt, thi đua đứng đầu trong toàn trường.
 
hnh1578_500
 
Ban lãnh đạo HĐTQ lớp  ra mắt cả lớp (Ảnh: Phan Vượng)
 
 
Bầu các Ban tự quản: Lãnh đạo HĐTQ họp bàn.
 
Trước hết - Giới thiệu về các ban : Mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ …
 
Học sinh tự nguyện đăng kí vào các ban:
 
Ban học tập, ban sức khỏe và vệ sinh, ban văn nghệ và TDTT, ban quyền lợi HS, ban đối ngoại, ban phụ trách thư viện.
 
 
Bầu trưởng ban - Các trưởng ban ra mắt.
 
GV khuyến khích tất cả  HS đều tham gia ít nhất vào một ban. Với những học sinh không chịu đăng kí tham gia một ban nào, GV phối hợp với phụ huynh có thể dành thời gian để tìm hiểu sở thích, nguyện vọng của em đó để tư vấn đúng hướng. Có thể nhờ tới sự trợ giúp của các bạn học sinh trong lớp.

Nguồn: http: thphuongmy.huongkhe.edu.vn

3 điểm mới CẦN CHÚ Ý TRONG Thông tư 22 - Sửa đổi, bổ sung về Quy định đánh giá học sinh tiểu học

1. Về yêu cầu, nguyên tắc và cách thức đánh giá
Yêu cầu, nguyên tắc đánh giá và tinh thần chung Thông tư 22 vẫn giữ những điểm cốt lõi, cơ bản của tinh thần Thông tư 30 đó là “đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét”; “kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh”; tiếp tục khẳng định “đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất”; và bãi bỏ khoản 3 Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11; thay đổi cụm từ “đánh giá” thành “nhận xét” tại khoản 2 Điều 3. nhưng để giải quyết một số bất cập, nhằm giảm áp lực, khối lượng công việc cho giáo viên, Bộ GD-ĐT đã đưa ra một số điểm sửa đổi về cách thức đánh giá cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể:

- Đối với đánh giá thường xuyên
+ Giữ quy định đánh giá kết quả học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện về năng lực, phẩm chất của học sinh bằng nhận xét không cho điểm nhưng không quy định giáo viên hàng tháng phải ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Giáo viên được quyền chủ động trong việc khi nào nhận xét bằng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh; căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét và có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời sao cho phù hợp;
+ Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn; tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân (bỏ cụm từ “học sinh tự đánh giá”); đồng thời khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện để góp phần vào việc phát triển năng lực, phẩm chất.
- Đối với đánh giá định kì
+ Đánh giá định kì về kết quả học tập: Thay vì có hai mức đánh giá "Hoàn thành" và "Chưa hoàn thành" như Thông tư 30, thì Thông tư 22 quy định có ba mức đánh giá: "Hoàn thành tốt", "Hoàn thành" và "Chưa hoàn thành". Vào cuối học kỳ I và cuối năm học học sinh phải làm bài kiểm tra định kì đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học; riêng đối với lớp 4, lớp 5 thì có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II nhằm giúp các em quen dần với cách thức kiểm tra, đánh giá ở cấp học tiếp theo. Đề kiểm tra định kì thay vì có 3 mức độ như Thông tư 30 thì Thông tư 22 quy định có 4 mức độ về chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực. Với việc đưa ra nhiều mức độ đánh giá như trên, giúp giáo viên nhìn nhận phân hóa rõ ràng hơn về kết quả phấn đấu của học sinh, phụ huynh nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con em mình. Việc đánh giá này được giáo viên thực hiện vào giữa kỳ, cuối mỗi học kỳ, nhằm cung cấp những thông tin phản hồi liên quan đến quá trình học tập của học sinh, những lĩnh vực nào có sự tiến bộ, lĩnh vực học tập nào còn khó khăn. Đồng thời, giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu, mục tiêu bài học để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.
+ Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất: Thông tư 22 quy định vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh, được lượng hóa bằng ba mức: "Tốt", "Đạt", "Cần cố gắng"(theo Thông tư 30 chỉ có 2 mức "Đạt" và "Chưa đạt"). Việc lượng hóa này, giúp giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh nhìn nhận, xác định được rõ ràng hơn về mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện; cách đánh giá này cũng giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu bài học để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động, phương pháp tiếp cận kiến thức. Căn cứ vào kết quả đánh giá này, giáo viên, nhà trường có cơ sở để đưa ra các giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các em ngày một tiến bộ hơn.
2. Về hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá
- Thông tư 22 quy định, hồ sơ đánh giá gồm “Học bạ” và “Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp”. Như vậy, “Sổ theo dõi chất lượng giáo dục” trước đây được thay bằng “Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục”; đồng thời không quy định cứng nhắc bất kì loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh. Giáo viên được trao quyền tự chủ trong việc theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội nhằm tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần. Việc thay đổi này sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi hơn khi thực hiện đánh giá học sinh, có nhiều thời gian hơn để quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học và giảm được một số áp lực về sổ sách, sử dụng nhiều lời nhận xét trùng lặp, hình thức, không cần thiết.
- Giữa học kì và cuối học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu giữ tại nhà trường theo quy định. Cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Học bạ. Học bạ được nhà trường lưu giữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc đi học trường khác.
3. Về khen thưởng
Việc khen thưởng cuối năm học, Thông tư 22 quy định những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập, rèn luyện và những học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận. Nhà trường cũng có thể khen thưởng đột xuất cho học sinh có thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc có thành tích đột xuất trong năm học. Quy định này giúp cho giáo viên và nhà trường thuận lợi hơn trong vấn đề khen thưởng học sinh, mà vẫn đảm bảo yêu cầu không gây áp lực cho học sinh, phụ huynh; đồng thời hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục.
Phát huy, kế thừa và cụ thể hóa tinh thần nhân văn của Thông tư 30, chúng tôi hy vọng rằng Thông tư 22 sẽ mang lại diện mạo mới cho giáo dục tiểu học và đặc biệt khắc phục được một số tồn tại, hạn chế trong cách đánh giá trước đây, góp phần tăng niềm tin của xã hội vào những chủ trương đổi mới của ngành trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian tới, sau khi tiếp thu sự chỉ đạo Bộ và Sở GD&ĐT, ngành sẽ tiến hành tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền rộng rãi nhằm làm rõ các vấn đề mà cán bộ, giáo viên có thể còn băn khoăn, vướng mắc để triển khai, tổ chức thực hiện kịp thời tại các trường tiểu học một cách có hiệu quả ngay sau khi Thông tư có hiệu lực./.


Nguồn: Diễn đàn giáo dục Tiểu học Hà Tĩnh 

Những bài văn tả người


Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất.          Tôi đã học rất nhiều cô, nhưng người để lại cho ấn tượng sâu sắc nhất là cô Thành dạy tôi năm lớp bốn.Từ xa, tôi đã nhận ra cô bởi dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát. Cô thường mặc những bộ quần áo giản dị, sẫm màu phù hợp với độ tuổi. Khuôn mặt cô hình trái xoan với nước da rám nắng. Cô có đôi mắt đen láy, rất đẹp làm tăng thêm vẻ thanh mịn, cong cong của cặp lông mày. Đôi mắt ấy nhìn chúng tôi một cách trìu mến, thân thiện. Cái mũi của cô thanh thanh, cao cao, bên dưới là chiếc miệng luôn mỉm cười cùng hàm răng trắng bóng, đều đặn nổi bặt cặp môi tươi tắn. Mái tóc cô hơi xoăn, đen óng ả buông xuống ngang vai. Trông cô thật bao dung, dịu hiền.Cô luôn luôn được mọi người yêu quý. Giờ lên lớp, cô giảng bài rất dễ hiểu, hấp dẫn, giọng nói của cô rõ ràng, nét mắt vui tươi. Mỗi khi có bài khó, chỗ nào chưa hiểu, mạnh dạn hỏi, cô đều tận tình giảng lại. Vào giờ ra chơi cô còn giành thời gian để trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Không những cô coi trọng môn Toán, Tiếng Việt cô còn giúp chúng tôi đạt điểm tốt trong tất cả các môn. Mỗi khi bạn nào mắc khuyết điểm cô đều nghiêm khắc phê bình nhưng cô chưa bao giờ phải xỉ mắng một học sinh nào. Với tấm lòng nhân ái cô vận động chúng tôi cùng cô quyên góp tìên ủng hộ các bạn nghèo vượt khó. Những việc làm của  cô làm tôi không thể quên được, nó luôn đọng lại trong tim tôi.Tôi coi cô như người mẹ thứ hai của tôi. Mai đây khôn lớn, những kiến thức mà cô Thành và các thầy cô khác đã dạy tôi sẽ trở thành hành trang để tôi bước vào đời. Tôi sẽ không quên mái trường thời thơ ấu này và hình ảnh cô đã dạy dỗ tôi. Đề bài: Tả hoạt động đang giảng bài  cô giáo (thầy giáo) trong một tiết học trước mà em nhớ nhất.Hôm nay là thứ ba, lớp em có tiết kể chuyện. Ngay trong tiết học đó, cô giáo Ngân trông thật là duyên dáng và đầy kính mến.         

Friday 25 November 2016

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BÀI TOÁN TRONG VIOLYMPIC TOÁN TIẾNG ANH LỚP 5 VÒNG 5 NĂM 2016 - 2017

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BÀI TOÁN TRONG VIOLYMPIC TOÁN TIẾNG ANH LỚP 5 VÒNG 5

Câu 1: (Bài 2) A teacher has a bag of sweets for her students. If each student is given 4 sweets, the remaining number of sweets is 4. If each student is given 5 sweets, the given will be short of 20 sweets. How many students are there?
Dịch: Cô giáo có một túi kẹo cho học sinh của cô ấy. Nếu mỗi học sinh được cho 4 cái, thì cô còn dư 4 cái. Nếu mỗi học sinh được 5 cái thì thiếu 20 cái. Hỏi có bao nhiêu học sinh được chia kẹo
Hướng dẫn
            Số kẹo chênh lệch là: 4 + 20 = 24 (cái)
            5 cái kẹo hơn 4 cái kẹo số kẹo là: 5 – 4 = 1 (cái)
            Số bạn được chia kẹo là: 24 : 1 = 24 (cái)
Câu 9: (Bài 2) Find the sum of all odd numbers from 1 to 100 which are not divisible by 13?
Dịch: Tìm tổng của tất cả các số lẻ từ 1 đến 100 mà không chia hết cho 13?
Hướng dẫn
Số số hạng của tất cả các số lẻ từ 1 đến 100 là: (99 - 1) : 2 + 1 = 50 (số hạng)
Tổng của tất cả các số lẻ từ 1 đến 100 là: (1 + 99) x 50 : 2 = 2500
Các số lẻ từ 1 đến 100 chia hết cho 13 là: 13; 13 x 3; 13 x 5; và 13 x 7
Tổng các số lẻ từ 1 đến 100 chia hết cho 13 là: 
13 + 13 x 3 + 13 x 5 + 13 x 7 = 13 x (1 + 3 + 5 + 7) = 13 x 16 = 208
Tổng của tất cả các số lẻ từ 1 đến 100 không chia hết cho 13 là: 2500 - 208 = 2292
Câu 12: (Bài 2) Given a number sequence: 2; 5; 7; 9; 2; 5; 7; 9; 2; 5; … What is the sum of the first 60 numbers?
Dịch: Cho một dãy số: 2; 5; 7; 9; 2; 5; 7; 9; 2; 5; …. Tính tổng của 60 số đầu tiên.
Hướng dẫn
Ta nhận thấy dãy số trên có quy luật là nhóm bốn số: 2; 5; 7; 9 sẽ được lập lại trong chu kỳ tiếp theo
Tổng của nhóm bốn số đó là: 2 + 5 + 7 + 9 = 23
Số nhóm bốn số đó là: 60 : 4 = 15 (nhóm)
Tổng của dãy số là: 23 x 15 = 345
Câu 13: (Bài 2) Given fraction 59/109. If its denominator increased by X units and its numerator is decreased by X units then new fraction will equal to 72/120. The value of X is …
Dịch: Cho phân số 59/109. Nếu mẫu số tăng thêm X đơn vị và tử số giảm đi X đơn vị thì được một phân số mới có giá trị bằng 72/120. Giá trị của X là …
So sánh 2 phân số ta thấy: 59/109 = 0,54; còn 72/120 = 0,6. Như vậy: Sau khi tăng mẫu số đồng thời giảm tử số thi giá trị của phân số lại tăng lên là không hợp lý.
Theo tôi bài toán đổi lại như sau: 
“Given fraction 59/109. If its denominator decreased by X units and its numerator is increased by X units then new fraction will equal to 72/120. The value of X is …”.
Dịch là: “Cho phân số 59/109. Nếu mẫu số giảm đi X đơn vị và tử số tăng thêm X đơn vị thì phân số mới có giá trị bằng 72/120. Giá trị của X là …”.
Khi đó, ta có:
(59 + X)/(109 - X) = 72/120 = 3/5
5 x (59 + X) = 3 x (109 - X)
295 + 5 x X = 327 - 3 x X
5 x X + 3 x X = 327 - 295
8 x X = 32
X = 32 : 8= 4
Câu 2: (Bài 3) 309 digits have been used for numbering the page numbers of a book (the book starting at number 1). How many pages does the book have? Answer: 139
Hướng dẫn: 309 chữ số được sử dụng để đánh số trang của một quyển sách (bắt đầu từ trang 1). Hỏi quyển sách có bao nhiêu trang sách?
Hướng dẫn
Từ trang 1 đến trang 9 cần dùng 9 chữ số
Từ trang 10 đến trang 99 cần dùng số chữ số là: (99 - 10 + 1) x 2 = 180 (chữ số)
Số chữ số cần dùng để đánh số cho 99 trang trên là: 9 + 180 = 189 (chữ số)
Số chữ số còn lại sau khi đánh số cho 99 trang là: 309 - 189 = 120 (chữ số)
Số trang tiếp tục được đánh số là: 120 : 3 = 40 (trang)
Tổng số trang của quyển sách là: 99 + 40 = 139 (trang)
Chúc các em học tốt!


Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các em thi Violympic Toán Tiếng Anh đạt kết quả cao, cô Trang cung cấp bộ đề Violympic Toán Tiếng Anh lớp 5 năm 2016 - 2017 (có dịch và hướng dẫn kèm theo, ra theo vòng) Và bộ đề Violympic Toán Tiếng Anh lớp 5 Từ v1 - v10 năm 2015 - 2016, 2014 - 2015. Quý phụ huynh có nhu cầu đặt mua vui lòng liên hệ: 0948.228.325 (Zalo)