Friday, 31 March 2017

Dạy bé đọc Bảng chữ cái tiếng Việt theo chương trình mới



Chữ (viết hoa & viết thường)Tên chữĐọc theo âm
A aaa
Ă ăáá
 â
B bbờ
C ccờ
D ddờ
Đ đđêđờ
E eee
Ê êêê
G ggiêgờ
H hháthờ
I iii
K kcacờ
L le-lờlờ
M mem mờ/e-mờmờ
N nen nờ/e-nờnờ
O ooo
Ô ôôô
Ơ ơơơ
P ppờ
Q qcu/quycờ
R re-rờrờ
S sét-xìsờ
T ttờ
U uuu
Ư ưưư
V vvờ
X xích xìxờ
Y yi dàii
Xem hướng dẫn chi tiết tại đây:

Tuesday, 28 March 2017

TỔNG HỢP ĐỀ THI TOÁN TUỔI THƠ LỚP 3



ĐỀ SỐ 1
(Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đà Nẵng)
Bài 1: Hiện nay con 8 tuổi, tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con. Hỏi tuổi con bằng  tuổi mẹ khi nào?

Bài 2: Năm nay (2017) An 10 tuổi và An hơn em 5 tuổi. Hỏi bao nhiêu năm nữa tổng số tuổi 2 chị em là 25 tuổi

Bài 3: Để đánh số trang một cuốn sách dày 150 trang người ta cần dùng bao nhiêu chữ số?

Bài 4: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 1/4 chiều dài, biết diện tích bằng 64cm2. Tìm chu vi?

Bài 5: Tìm một số biết rằng nếu lấy số đó cộng với 25, được bao nhiêu trừ đi 13 thì được kết quả cuối cùng là 48.

Bài 6: Có một thùng đựng 10 lít mật ong. Chỉ dùng cái can 3 lít và cái can 7 lít, em làm thế nào chia được số mật ong đó thành hai phần bằng nhau?

Nguyễn Trang sưu tầm và tổng hợp
Chúc các em học tốt
Trên đây chỉ thể hiện một phần tài liệu, để xem đầy đủ các bạn vui lòng tải về tại đây

Monday, 27 March 2017

Hướng dẫn thi cấp quốc gia năm học 2016-2017

Theo thể lệ số 5747/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi cấp quốc gia “Cuộc thi giải toán qua Internet ViOlympic” sẽ diễn ra vào vòng 19. Để tổ chức kì thi cấp toàn quốc đạt hiệu quả, các đơn vị cần lưu ý một số nội dung trong hướng dẫn sau:

1. Thời gian thi: ngày 14/4/2017
Khi tổ chức thi các tỉnh/thành phố phải đảm bảo việc lập danh sách thi, hội đồng thi, tổ chức thi, nhận mã thi như hướng dẫn.
+ Học sinh muốn thi được vòng 19, cần phải thi qua vòng thi số 18. Vòng thi số 18 được mở tự do bắt đầu từ 18h ngày 20/03/2017.
BTC Lưu ý:
+ Mỗi vòng thi có 03 bài thi. Khi học sinh làm hết bài thi nào, hệ thống sẽ lưu điểm của bài thi đó. Với các trường hợp mất điện, học sinh tải lại bài thi chưa nộp được (dùng Ctrl + F5) , làm lại bài thi đó và làm bài tiếp theo. 
+ Khi có sự cố trong phòng thi cần hỗ trợ, đề nghị các thầy cô gọi điện về BTC theo tổng đài hỗ trợ 1900636111 hoặc hotline 0463278042 hoặc gửi email về địa chỉ violympic@moet.edu.vn để xử lý ngay trong ngày.
2. Nhận mã thi cấp quốc gia
Mã số thi cấp toàn quốc do Ban tổ chức thi cấp toàn quốc gửi cho các tỉnh/thành phố trước ngày 12/04/2017. Cán bộ được giao nhiệm vụ nhận Mã số thi cấp toàn quốc của tỉnh/thành phố phải đăng kí với Ban tổ chức thi cấp toàn quốc theo mẫu DOWNLOAD TẠI ĐÂY (qua địa chỉ email: violympic@moet.edu.vn). Nếu cán bộ nhận mã cấp Quốc Gia là cán bộ tạo mã cấp Tỉnh/Thành phố thì KHÔNG cần đăng ký lại với BTC nữa. BTC cấp Quốc Gia sẽ gửi thông tin mã về mail cán bộ đã được đăng ký từ vòng thi cấp Tỉnh/Thành phố
- Mỗi khối thi sẽ nhận được 2 mã, một mã chính và một mã phụ.
- Người được giao trách nhiệm nhận mã phải hoàn toàn chịu trách nhiệm ghi nhớ và bảo mật mã thi.
3. Chọn và lập danh sách học sinh dự thi cấp toàn quốc
- Học sinh được chọn dự thi cấp toàn quốc phải vượt qua vòng thi cấp tỉnh/thành phố và tất cả các vòng thi trước đó.
- Họ và tên học sinh phải đúng với danh sách học sinh của lớp (Lưu ý tên học sinh trên ViOlympic phải gõ tiếng Việt có dấu).
- Danh sách học sinh (01 bản excel và 01 bản scan có dấu đỏ) gửi về email của BTC violympic@moet.edu.vn trước ngày 12/04/2017. Sau ngày hạn trên BTC sẽ không duyệt học sinh nữa.
- Học sinh lớp 5, 9, 12 (Toán Tiếng Việt), lớp 4, 8, 11 (Toán Tiếng Anh), lớp 9, 12 (Vật Lý) dự thi cấp toàn quốc do Sở GDĐT thành lập, mỗi khối lớp tối đa là 120 học sinh/tỉnh.
Đặc biệt lưu ý: 
- Để kiểm tra số ID của học sinh trong phòng thi (đề phòng học sinh thi thử bằng tên đăng nhập khác và thi thật bằng tên đăng nhập với ID trong danh sách – đây là một cách gian lận thường gặp), khi học sinh đã đăng nhập vào trang web ViOlympic, giám thị coi thi cần đối chiếu số ID hiển thị ngay cạnh tên của học sinh với số ID trong danh sách dự thi. Nếu ID của học sinh khác ID trong danh sách đăng ký dự thi thì nick thi đó của học sinh không hợp lệ.  
- Khi kiểm tra kết quả của thí sinh, giám thị coi thi cần phải ghi rõ vào biên bản kết quả, số lần thi, số thời gian thi. Mẫu biên bản xử lý sự cố  

Xem Công văn của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn tổ chức cuộc thi giải toán qua mạng Internet 2016-2017 TẠI ĐÂY.          
                                                                                                                                               Ban tổ chức
Nguồn: Violympic.vn

Nhằm hộ trợ các em luyện thi Violympic vòng quốc gia, hệ thống phát triển Toán IQ cung cấp:
- Tuyển tập 150 bài toán luyện Violympic Toán Tiếng Anh lớp 4 có dịch và hướng dẫn
- Tuyển tập 400 bài luyện Violympic Toán Tiếng Việt lớp 5 có hướng dẫn
Quý phụ huynh có nhu cầu đặt mua vui lòng liên hệ: 0948.228.325  hoặc 0919.281.916



Các biện pháp rèn kĩ năng “Giải toán có lời văn” Lớp 1

 Các biện pháp rèn kĩ năng “Giải toán có lời văn”

a) Biện pháp thứ nhất: Đọc và tìm hiểu đề toánMuốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như " thêm, và , tất cả, ... " hoặc "bớt, bay đi, ăn mất, còn lại , ..." (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá nhiều các từ ngữ, hoặc gạch chân các từ chưa sát với nội dung cần tóm tắt. Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn.

Trong giai đoạn đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm thoại " Bài toán cho gì? Hỏi gì?" và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách tốt nhất để giúp học sinh ngầm phân tích đề toán.Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi.

Ví dụ 1: 

- Em thấy dưới ao có mấy con vịt? (Dưới ao có 5 con vịt)- Trên bờ có mấy con vịt? ( Trên bờ có 3 con vịt)- Đàn vịt có tất cả mấy con? (Có tất cả 8 con)Trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể gắn mẫu vật (gà, vịt, ...) lên bảng từ để thay cho tranh; hoặc dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọc đề toán.
Cần lưu ý dạy giải toán là một quá trình không nên vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết được các câu lời giải, phép tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ tuần 23, 24. Chúng ta cần bình tĩnh rèn cho học sinh từng bước, miễn sao đến cuối năm (tuần 33, 34, 35) trẻ đọc và giải được bài toán là đạt yêu cầu.
b) Biện pháp thứ 2: Tìm đường lối giải bài toán.Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm.Ví dụ 2: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 3 con gà.Hỏi nhà An có
tất cả mấy con gà?- Bài toán cho gì? (Nhà An có 5 con gà)- Còn cho gì nữa? (Mẹ mua thêm 3 con gà)- Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)Giáo viên nêu tiếp: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tínhgì? (tính cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 3) ; 5 + 3 bằng mấy? (5 + 3 = 8); hoặc: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 3 = 8); hoặc: "Nhà An có tất cả mấy con gà ?" (8) Em tính thế nào để được 8 ? (5 + 3 = 8).Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp "8 này là 8 con gà", nên ta viết "con gà" vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 3 = 8 (con gà).

Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại toán này nên các em rất lúng túng.Có thể dùng một trong các cách sau:

Cách 1:Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy con gà ?)để có câu lời giải:"Nhà An có tất cả:" hoặc thêm từ "là" để có câu lời giải:Nhà An có tất cả là:
Cách 2: Đưa từ "con gà" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ "Hỏi" và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: "Số con gà nhà An có tất cả là:" Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khoá" của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít.
Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: "Có tất cả: ... con gà ?". Học sinh viết câu lời giải: "Nhà An có tất cả:"Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: "Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?" để học sinh trả lời miệng: "Nhà An có tất cả 8 con gà" rồi chèn phép tính
vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):Nhà An có tất cả:5 + 3 = 8 (con gà) Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 + 3 = 8 (con gà), giáo viên chỉ vào 8 và hỏi: "8 con gà ở đây là số gà của nhà ai?" (là số gà nhà An có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: "Số gà nhà An có tất cả là" v.v...Ở đây giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau, sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc học sinh nhất nhất phải viết theo một kiểu.

c)Biện pháp thứ 3: Trình bày bài giảiCó thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Thực tế hiện nay các em học sinh lớp 1 trình bày bài giải còn rất hạn chế, kể cả học sinh khá giỏi. Cần rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay vở, giấy kiểm tra.Trước khi trình bày bài giải giáo viên cho học sinh nhắc lại bằng câu hỏi:Muốn trình bày bài giải qua mấy bước?( Qua 3 bước)
Đó là những bước nào?+ Bước 1: Viết lời giải.+ Bước 2: Viết phép tính.+ Bước 3: Viết đáp số.Từ đó học sinh trình bày bài giải một bài toán có lời văn như sau:Bài giảiNhà An có tất cả là: 5 + 3 = 8 ( con gà ) Đáp số : 8 con gà Nếu lời giải ghi: "Số gà nhà An là:" thì phép tính có thể ghi: “5 + 3 = 8 (con)”. (Lời giải đã có sẵn danh từ "gà").Giáo viên cần hiểu rõ lý do tại sao từ "con gà" lại được đặt trong dấu ngoặc đơn? Đúng ra thì 5 + 3 chỉ bằng 8 thôi (5 +  3= 8) chứ 5 + 3 không thể bằng 8 con gà được. Do đó, nếu viết:"5 + 3 = 8 con gà"là sai. Nói cách khác, nếu vẫn muốn được kết quả là 8 con gà thì ta phải viết như sau mới đúng:
"5 con gà + 3 con gà = 8 con gà". Song cách viết phép tính với các đơn vị đầy
đủ như vậy khá phiền phức và dài dòng, gây khó khăn và tốn nhiều thời gian đối với học sinh lớp 1. Ngoài ra học sinh cũng hay viết thiếu và sai như sau:
5 con gà + 3= 8 con gà
5 + 3 con gà = 8 con gà
5 con gà + 3 con gà = 8 con gàVề mặt toán học thì ta phải dừng lại ở 8, nghĩa là chỉ được viết 5 + 3 = 8 thôi.Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các phép tính giải nên vẫn phải tìm cách để đưa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới ghi thêm đơn vị "con gà" ở trong dấu ngoặc đơn để chú thích cho số 8 đó. Có thể hiểu rằng chữ "con gà” viết trong dấu ngoặc đơn ở đây chỉ có một sự ràng buộc về mặt ngữ nghĩa với số 8, chứ không có sự ràng buộc chặt chẽ về toán học với số 8. Như vậy cách viết 5 + 3 = 8 (con gà) là một cách viết phù hợp.

d) Biện pháp thứ 4: Kiểm tra lại bài giảiHọc sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một thường có thói quen khi làm bài xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen học tập này.Cần kiểm tra về lời giải, về phép tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác.

đ.Biện pháp thứ 5: Khắc sâu loại “Bài toán có lời văn"Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải tốt "Bài toán có lời văn" giáo viên cần giúp các em hiểu chắc, hiểu sâu loại toán này. Ở mỗi bài, mỗi tiết về "Giải toán có lời văn" giáo viên cần phát huy tư duy, trí tuệ, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng việc hướng cho học sinh tự tóm tắt đề toán, tự đặt đề toán theo dữ kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho trước, giải toán từ tóm tắt, nhìn tranh vẽ, sơ đồ viết tiếp nội dung đề toán vào chỗ chấm (...), đặt câu hỏi cho bài toán.
Ví dụ 1: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó:
Bài toán: Dưới ao có ... con vịt, có thêm ... con vịt nữa chạy xuống. Hỏi ..........................................................................?Ví dụ 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Có : 7 hình tròn Tô màu : 4 hình tròn Không tô màu : .......... hình tròn?

Qua cách gợi ý các em biết đặt lời giải và giải bài toán như trên là giáo viên đã thành công vì đây là học sinh lớp Một nên GV không nên yêu cầu các em đặt lời giải một cách máy móc rập khuôn và đầy đủ như các lớp trên. Vì đây là bước đầu giúp các em hình thành kỹ năng giải toán có lời văn, các em đã hiểu được lời giải của bài toán phải phụ thuộc vào cái cần tìm. Mỗi bài toán có nhiều cách đặt lời giải khác nhau.

Tóm lại: Tuỳ từng dạng bài mà giáo viên nghiên cứu để lựa chọn cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình để giúp các em hiểu được đề bài toán và biết cách giải bài toán dẫn đến kết quả chính xác. Tùy theo từng loại bài mà giáo viên sẽ củng cố cho các em những kiến thức đã học một cách có hệ thống khoa học và lo gic. Từ đó các em sẽ nắm vững các kiến thức hơn và biết áp dụng làm các bài tập thực hành một cách thành thạo kết quả chính xác
góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy.
Tác giả Nguyễn Thị Nhàn