Wednesday, 5 July 2017

Đại từ - Đại từ xưng hô

I - GHI NHỚ:

Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
==> Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô, đại từ xưng hô điển hình): Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi :
      + Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
      + Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, ...
      + Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
==> Đại từ dùng để hỏi: ai ? gì? nào? bao nhiêu ?...
==> Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế .

 Lưu ý: Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể :
      - Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT.
     - Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT.
     - Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT : 
+ Chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc: ông, bà,anh, chị, em, con, cháu,...
+ Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư,...
        Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, DT chỉ chức vụ - nghề nghiệp và  khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. 
V.D1 của em dạy Tiếng Anh (  là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc )
V.D2 :  Hoa luôn giúp đỡ mọi người (  là DT chỉ đơn vị ).
V.D3 : Cháu chào  ạ ! (  là đại từ xưng hô )

II - BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Bài 1:
Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
a)     Tôi đang học bài thì Nam đến.
b)    Người được nhà trường biểu dương là tôi.
c)     Cả nhà rất yêu quý tôi.
d)    Anh chị tôi đều học giỏi.
e)     Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Bài 2 :
Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào :
      Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc :
-         Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1 )
-         Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2 )
-         Tớ cũng thế. (câu 3 )

Bài 3 :
Đọc các câu sau :
      Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :
      - Xin ông thả cháu ra.
      Sói trả lời :
      -Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?
                                                            ( Theo Lép Tôn- xtôi ).
a)     Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên.
b)    Phân  các đại từ xưng hô trên thành 2 loại :
-         Đại từ xưng hô điển hình.
-         Danh từ lâm thời làm đị từ xưng hô.

Bài 4 :
Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại :
a)     Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
b)    Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
c)     - Nam ơi ! Cậu được mấy điểm ?
-         Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm ?
-         Tớ cũng được 10 điểm.

III - GỢI Ý - ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài 1:
     a) Chủ ngữ.
     b) Vị ngữ.
     c) Bổ ngữ.
     d) Định ngữ.
     e) Trạng ngữ.

Bài 2 :
      - Câu 1 : từ bạn  ( DT lâm thời làm đại từ xưng hô ) thay thế cho từ Bắc.
      - Câu 2 : tớ thay thế cho Bắc ,cậu thay thế cho Nam.
      - Câu 3 : tớ thay thế cho Namthế thay thế cụm từ được điểm 10.

Bài 3 :
      a) Ông, cháu, ta, mày, chúng mày.
      b)- Điển hình : ta, mày, chúng mày.
         - lâm thời, tạm thời : ông, cháu (DT làm đại từ ).

Bài 4 :
a) Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ nó.
b) Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ cô.

c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao” ; cụm từ “được 10 điểm”(ở dưới ) bằng “cũng vậy”.


 Sưu tầm

Monday, 3 July 2017

PHIẾU ÔN HÈ TUẦN 6 - CÁC BÀI TOÁN VỀ TÍNH TUỔI - TÍNH NGÀY CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

[Toán lớp 5] - PHIẾU ÔN HÈ TUẦN 6 - CÁC BÀI TOÁN VỀ TÍNH TUỔI - TÍNH NGÀY CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT  là bộ bài tập Nguyentrangmath.com xin giới thiệu đến quý phụ huynh và các em học sinh nhằm giúp các em ôn tập, củng cố lại kiến thức lớp 5 để có một nền tảng vững chắc chuẩn bị bước vào lớp 6. Chúc các em học tốt!

Có thể bạn quan tâm: 
Tuyển tập 18 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 6
Tuyển tập 8 chuyên đề luyện Violympic Toán lớp 5 



Link tải về: Tại đây hoặc tại đây

NHỮNG BÍ QUYẾT GIỮ TRẬT TỰ TRONG LỚP

Tài liệu được soạn theo một bài viết của Thomas R. McDaniel, nhan đề "A Primer on Classroom Discipline: Principles Old and New" (có điều chỉnh chút ít để hợp với Việt Nam).

1. Làm cho học sinh chú ý


            Trước khi bạn bắt đầu bài học phải chắc chắn rằng các học sinh trong lớp chú ý nghe bạn giảng dạy. Đừng cố giảng dạy khi các học sinh đang ồn ào và không chú ý.
          Các thầy cô ít kinh nghiệm đôi khi nghĩ rằng cứ bắt đầu bài học thì lớp sẽ yên. Đôi khi cách này có kết quả, nhưng làm như thế các em nghĩ rằng các bạn chấp nhận việc các em không để tâm và cho phép các em nói chuyện khi các bạn giảng bài.
           Phương pháp chú ý có nghĩa là bạn đòi các em phải chú ý trước khi bắt đầu, nghĩa là bạn sẽ đợi và không bắt đầu cho đến khi mọi người ngồi yên. Các thầy cô có kinh nghiệm biết rằng đứng im không nói gì cả là điều rất hiệu quả. Họ sẽ đợi sau khi cả lớp im lặng từ 3 đến 5 giây rồi mới nói và nói bằng giọng vừa đủ nghe.
             Một thầy cô nói giọng nhẹ nhàng thường cũng làm cho lớp học im lặng hơn là một thầy cô lớn giọng. Học sinh sẽ ngồi im để lắng nghe.

2. Nói thẳng, nói cách trực tiếp
          Kỹ thuật nói thẳng là bắt đầu mỗi lớp học bằng cách nói thẳng cho học sinh biết điều gì sẽ xảy ra. Thầy cô cho học sinh biết là mình và các em sẽ làm gì trong giờ học này và giới hạn thì giờ cho mỗi việc làm trong lớp.
         Cách tốt nhất là dùng chung với cách thứ nhất ở trên bằng cách cho các em một ít phút vào cuối tiết học để làm những gì các em thích. Thầy cô có thể kết thúc việc liệt kê các việc làm trong lớp thế này: "Nếu các em làm theo thầy/cô nói, thầy/cô nghĩ rằng chúng ta sẽ có một ít phút vào cuối tiết học để các em chơi trò chơi, giải trí, nghe chuyện, nói chuyện..."
           Làm như thế, thầy cô biết rằng mình có đủ thì giờ để chờ các em im lặng mà vẫn đạt được mục tiêu của mình. Chẳng bao lâu, các học sinh cũng nhận ra rằng thầy cô càng đợi lâu để bắt đầu lớp học thì các em càng có ít thì giờ tự do ở cuối tiết học.

3. Quan sát
          Điểm chính yếu của phương pháp này là đi vòng vòng. Đứng lên và đi vòng lớp học khi các em đang học hay làm bài để xem các em làm ra sao.
          Một thầy cô giỏi sẽ rảo qua cả lớp học trong vòng hai phút sau khi các em bắt đầu làm bài, để kiểm soát xem các học sinh có làm đúng trang và đề tên mình trên trang ấy không. Kiểm soát xem có học sinh nào không hiểu đầu bài để có thể giải thích cho em rõ ràng hơn. Nhờ vậy những em lơ là hay chậm hiểu có thể bắt kịp và những em đang lơ là chú ý hơn. Tuy nhiên thầy cô không cắt ngang lớp học để loan báo điều gì trừ khi thấy có một ít em có cùng một trở ngại. Khi ấy thầy cô nên giải thích cách nhỏ nhẹ cho các em.

4. Làm gương
           Các thầy cô nào tử tế, đúng giờ, hăng say, tự chủ, kiên nhẫn và có óc tổ chức làm gương tốt cho học sinh qua chính thái độ và hạnh kiểm của mình. Thầy cô nào mà "lời nói không đi đôi với việc làm" sẽ là cái cớ cho học sinh dễ vô kỷ luật.
            Nếu bạn muốn học sinh nói nhỏ nhẹ trong lớp của bạn thì bạn phải nói nhỏ nhẹ khi đi vòng quanh lớp  giúp các em.

5. Dùng dấu hiệu

          Khi tôi còn nhỏ, các thầy dạy tôi thường dùng thước kẻ gõ trên bàn khi muốn chúng tôi chú ý. Có nhiều dấu hiệu thầy cô có thể dùng trong lớp, như dùng tay, tắt rồi bật điện, thay đổi diện mạo, nhìn thẳng vào em nào vô kỷ luật. Cần phải chọn dấu hiệu nào bạn muốn dùng trong lớp học cách kỹ lưỡng và bỏ thì giờ ra giải thích cho học sinh biết bạn muốn các em làm gì khi bạn ra dấu hiệu ấy.

6. Làm chủ môi trường
             Một lớp học phải được trang trí làm sao để các em hứng thú khi học.
            Vì vậy các thầy cô phải mang theo mình đồ nghề để tạo nên bầu không khí mới mẻ trong mỗi lớp học cho phù hợp với bài học mình dạy. Đôi khi thầy cô nên đem theo những hình ảnh kỷ niệm của mình để chia sẻ với học sinh. Phải làm sao để các em cảm thầy gần gũi thầy cô là một điều thích thú. Càng biết và mến yêu thầy cô nhiều, các em càng muốn làm vui lòng thầy cô bằng cách giữ kỷ luật, không phải vì sợ mà vì không muốn thầy cô buồn.

7. Can thiệp một cách ôn tồn
             Hầu hết các học sinh bị gửi lên ban giám hiệu vì cãi nhau hoặc cứng đầu với thầy cô. Tình trạng này xảy ra vì các thầy cô nóng nảy hay không biết cách giải quyết vấn đề nên thầy trò trở thành đối thủ với nhau. Chúng ta sẽ tránh được nhiều trường hợp như thế nếu chúng ta bình tĩnh và ôn tồn giải quyết vấn đề với tư cách của một vị thầy.
            Một thầy cô giỏi phải cố gắng làm sao để không biến một học sinh thành trọng tâm để mọi người chú ý đến. Thầy cô đi vòng lớp học, tiên liệu những gì có thể xảy ra trườc khi nó xảy ra. Đối xử với những học sinh vô kỷ luật một cách tự nhiên, mà không làm các học sinh khác bị lơ là.
             Trong lúc giảng bài, thầy cô hãy dùng phương pháp "nhắc tên". Nếu thấy em nào nói chuyện hay nghịch, thầy cô nhắc đến tên em đó trong bài giảng một cách thật tự nhiên. Thí dụ: "Hùng, em có thấy kết quả này thú vị không?" Đang nói chuyện, tự nhiên Hùng nghe thấy thầy cô nhắc đến tên mình, em sẽ trở lại nghiêm túc mà cả lớp không để ý.

8. Áp dụng kỷ luật cách cương quyết
              Đây là cách kỷ luật độc đoán nhưng rất có hiệu quả vì học sinh rất sợ sự nghiêm khắc. Thầy cô làm chủ và không học sinh nào có quyền làm trái luật hay làm phiền các học sinh khác trong lớp học. Muốn thế thì phải đưa luật ra một cách rõ ràng và phải áp dụng cách tuyệt đối.

9. Ra lệnh cách quả quyết: Thầy muốn...
            Đây là một phần của cách thứ 8. Dùng để đương đầu với những học sinh vô kỷ luật. Nói thẳng cho các học sinh này biết là các em phải làm gì một cách rõ ràng. Thầy cô biết dùng phương pháp này phải làm cho học sinh này chú ý đến điều tốt mình muốn em ấy làm, chứ không phải tập trung vào sự vô kỷ luật của em. Nói: "Thầy muốn em là...", "Thầy yêu cầu em..."
             Thầy cô có ít kinh nghiệm sẽ nói: "Thầy muốn em không làm..." hay "Em không được làm...". Nói như thế sẽ làm cho các em chối cãi và đâm ra tranh luận với học trò vì chúng ta chú trọng đến hành động vô kỷ luật của các em...

10. Cách nói 3 bước
Dùng ba bước để diễn tả điều bạn muốn nói với một học sinh phạm kỷ luật:
      1. Nói lên việc làm của học sinh: "Trong khi thầy đang giảng thì em nói chuyện"
      2. Nói lên hậu quả cuả việc làm của học sinh: "và như thế thầy phải ngưng giảng..."
      3. Cho học sinh này biết bạn cảm thấy ra sao: "Thầy thấy buồn."
Một thầy cô nói với một em nghịch nhất lớp rằng: "Thầy không biết thầy đã làm gì mà em không kính trọng thầy như các em khác trong lớp. Nếu thầy đã nóng nảy hay làm gì cho em buồn, làm ơn cho thầy biết. Thầy có cảm giác là thầy đã làm gì cho em bất mãn nên em tỏ ra không kính trọng thầy." Và học sinh ấy không còn nghịch trong lớp nữa.

11. Kỷ luật có tính tích cực
         Dùng những điều luật diễn tả những hạnh kiểm tốt bạn muốn học sinh học tập, chứ đừng liệt kê những điều học sinh không được làm. Thay vì nói "không được chạy trong phòng" thì nói "đi thật trật tự trong phòng." Thay vì nói "không được đánh nhau" thì nói "giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa."               Thay vì nói "đừng nhai kẹo cao su" thì nói "để kẹo cao su ở nhà." Nói đến các điều luật như là những điều bạn mong muốn các em làm. Hãy cho các học sinh biết rằng đây là những điều bạn mong các em giữ trong lớp học.
          Đừng tiếc lời khen. Khi thấy em nào có hạnh kiểm tốt, thì hãy nhìn nhận ngay. Không cần phải nói ra lời, chỉ cần mỉm cười hay cử chỉ là có thể khuyến khích các em.
Tài liệu trên nhiều trang giáo dục của Việt Nam
 1. Đặt nội quy ngay từ đầu
      Nhiều giáo viên thường mắc lỗi bắt đầu một năm học mới với kế hoạch cho các quy tắc rất lỏng lẻo. HS nhanh chóng nắm bắt được các tình huống trong mỗi giờ học và nhận ra những gì chúng sẽ được cho phép, những lỗi nào được bỏ qua.
     Một khi GV "lờ" đi những sự quậy phá hoặc những nguyên tắc trong lớp học không đủ mạnh để chấn chỉnh, dập tắt các trò nghịch ngợm thì rất khó để bắt đầu hay tiếp tục điều khiển lớp tốt hơn. Vì vậy ngay từ đầu, GV phải đề ra nội quy rõ ràng và tuân thủ nó.
 2. Công bằng là chìa khóa
       HS hoàn toàn có thể phân biệt điều gì là công bằng và điều gì thì không. Vì thế, GV phải đối xử bình đẳng đối với tất cả HS nếu mong được HS tôn trọng.
 3. Giải quyết những rắc rối với càng ít sự gián đoạn càng tốt
     Nếu có một vài HS đang nói chuyện riêng và bạn đang đưa ra câu hỏi trong phần giới thiệu bài mới, gọi một trong các HS đó đứng dậy trả lời câu hỏi của bạn để thu hút HS quay trở lại bài học.
      Nếu bạn phải dừng mạch bài học để giải quyết rắc rối thì bạn đang "đánh cắp" thời gian quý báu học tại lớp của những HS hiếu học.
4. Tránh các vụ gây lộn trong lớp học
       Bất cứ khi nào có đánh nhau, cãi vã giận dữ trong lớp học thì sẽ có một người thắng và một người thua. Dĩ nhiên với vai trò là một GV, bạn cần phải giữ trật tự và quy tắc trong lớp học.
       Tuy nhiên, nên giải quyết những vấn đề vi phạm kỉ luật mang tính cá nhân riêng tư (bên ngoài lớp học) tốt hơn là làm HS "mất mặt" trước bạn bè.
5. Ngừng sự phá rối với một chút hài hước
      Đôi khi những tiếng cười lại giúp "kéo" mạch lớp học trở lại như cũ. Tuy nhiên, nhiều GV nhầm lẫn giữa những câu hỏi hài hước với lời châm chọc.
        Trong khi sự hóm hỉnh có thể nhanh chóng "hóa giải" tình huống sư phạm thì lời mỉa mai có thể làm tổn thường mối quan hệ của bạn với học trò tham gia vào. Hãy dùng việc đánh giá tối ưu nhất nhưng hãy nhận ra rằng có những điều học trò này nghĩ là trò vui, học trò kia lại nhận thấy bị xúc phạm.
6. Giữ niềm tin tưởng lớn trong lớp
        Hãy tin tưởng rằng HS là những trẻ ngoan ngoãn, chứ không phải là quậy phá. Tăng cường điều đó  thông qua cách bạn nói với học trò. Khi bạn bắt đầu một ngày học mới, bạn hãy nói những mong muốn của bạn với học trò.
7. Kế hoạch dự trù
        Giáo viên nên tránh thời gian "chết" trong giờ học. Nếu trong thời gian rảnh rỗi đó, bạn cho phép học sinh nói và nói mỗi ngày, tự bạn tạo cho các em một thói quen xấu - nói chuyện. Để tránh điều này, hãy lên kế hoạch dự trù, đưa thêm các hoạt động vào phần cuối của giáo án.
8. Luôn luôn nhất quán
         Một trong những điều tệ nhất mà người giáo viên mắc phải là không nhất quán trong việc thực thi nội quy lớp học. Nếu một ngày bạn "lơ" đi một trò quậy phá trong lớp, một thái độ học tập thiếu nghiêm túc, và ngày hôm sau bạn chì chiết một HS vì một lỗi nhỏ, HS của bạn sẽ nhanh chóng mất đi sự kính trọng đối với bạn.
9. Hãy đặt ra các nội quy có thể hiểu được
       Bạn cần chọn ra nguyên tắc của bạn. Bạn cũng cần làm cho các nguyên tắc thật rõ ràng. HS cần hiểu cái gì được và cái gì không được chấp nhận. Hơn nữa, bạn nên lường trước hậu quả nếu bạn phá bỏ nguyên tắc.
10. Bắt đầu mỗi ngày học sảng khoái

           Bạn nên bắt đầu buổi dạy mỗi ngày với sự tin tưởng HS sẽ ngoan. Không nên có định kiến rằng HS này luôn quậy phá giờ học hàng ngày trong tuần, thì hôm nay em lại sẽ nghịch ngợm. Do đó, bạn sẽ không đối xử với HS ấy một cách khác biệt làm em đó gây mất trật tự thêm

Sưu tầm

Friday, 30 June 2017

PHIẾU ÔN TẬP HÈ TOÁN LỚP 4 - TUẦN 9 - CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG HÌNH HỌC

[Toán lớp 4] - PHIẾU ÔN TẬP HÈ TOÁN LỚP 4 - TUẦN 9 - CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG HÌNH HỌC  là bộ bài tập Nguyentrangmath.com xin giới thiệu đến quý phụ huynh và các em học sinh nhằm giúp các em ôn tập, củng cố lại kiến thức lớp 4 để có một nền tảng vững chắc chuẩn bị bước vào lớp 5. Chúc các em học tốt!

Có thể bạn quan tâm: 
Tuyển tập 23 chuyên đề luyện Violympic Toán lớp 4
Tuyển tập 8 chuyên đề luyện Violympic Toán lớp 5 






Tải về: tại đây hoặc tại đây

Ngoài ra nhằm hỗ trợ các em luyện Violympic Toán lớp 5, hệ thống Toán IQ liên tục khai giảng khóa học video Luyện thi Violympic Toán lớp 5 cấp Trường, Quận/ Huyện, Tỉnh/ TP, Quốc gia theo chuyên đề năm học 2017 - 2018 dành cho các em HS trên toàn quốc.


Các bậc PH, HS xem chi tiết nội dung và video học thử tại đây

Chúc các em học tốt!

Tuesday, 27 June 2017

Tháng 7/ 2017: Đăng ký 1 được 2 với khóa học luyện thi Violympic Toán 5 qua chuyên đề năm học 2017 - 2018

[Luyện thi Toán Violympic lớp 5 trên mạng] - Thông báo T7 - 2017: Đăng ký học khóa học "Luyện thi Violympic Toán lớp 5 theo chuyên đề năm học 2017 - 2018" trong tháng 7 được tặng "Tuyển tập 100 đềbao gồm 50 đề thi Vào lớp 6 các trường chuyên và 50 đề luyện thi HSG Toán lớp 5 (Có đáp án chi tiết)".

Liên hệ tư vấn và đăng ký học: 0919.281.916 (Mr Thích).

Kính thưa các bậc PHHS thân mến,
Nhằm giúp hỗ trợ các em học sinh lớp 4 lên lớp 5 trên toàn quốc, Toán IQ cung cấp chương trình học tập: "Luyện thi Toán Violympic lớp 5 qua Video theo chuyên đề năm học 2017 - 2018".  
"Với chương trình học tập này, các em học sinh khối 5 trên toàn quốc có thể giao lưu trao đổi học tập với nhau, chia sẻ kiến thức và hướng tới ôn luyện thi học sinh giỏi các vòng trường, Quận/ Huyện, Tỉnh/ TP.
Nội dung chương trình học tập bao gồm: Kiến thức Toán 5 cơ bản và Toán 5 nâng cao theo chuyên đề theo các vòng thi cấp trường, quận/huyện, tỉnh / thành phố, quốc gia. Với phương pháp giảng dạy phù hợp từng học sinh và cách thức truyền đạt dễ hiểu, chúng tôi tin tưởng giúp các em học sinh lớp 5 học tập tốt bộ môn Toán lớp 5".
Luyện thi Violympic Toán lớp 5 năm học 2017 - 2018
Luyện thi Violympic Toán lớp 5 năm học 2017 - 2018

Nội dung trong mỗi bài giảng bao gồm:
  1. Lý thuyết cần nhớ,
  2. Bài tập vận dụng,
  3. Bài tập tự luyện (có hướng dẫn).
A. THÔNG TIN KHAI GIẢNG KHÓA HỌC THÁNG 6:
  • Giáo viên giảng dạy: Thầy Toàn (Chuyên luyện thi toán Violympic tiểu học khối 4, khối 5).
  • Ngày khai giảng: Bắt đầu học từ ngày 01/ 06/ 2017,
  • Ngày bế giảng: 01/06/ 2018.
  • Đối tượng học sinh tham gia học tập: Các em học sinh lớp 4 lên lớp 5 trên toàn quốc và có học lực khá, giỏi.
  • Điều kiện học tập: Máy tính xách tay hoặc máy tính bàn + tai nghe có kết nối internet.
B. NỘI DUNG THAM KHẢO KHÓA HỌC TOÁN LỚP 5 TRỰC TUYẾN QUA VIDEO NĂM HỌC 2017 - 2018:
Toán 5 PHẦN 1: LUYỆN THI CÁC VÒNG: TỪ VÒNG 1 ĐẾN VÒNG 12 CẤP TRƯỜNG:
♣ CHUYÊN ĐỀ 1: PHÂN SỐ:

♦ Bài 1: Bài 1: Phân số. Hỗn số và Tính chất cơ bản của Phân số.
♦ Bài 2: Rút gọn phân số. Quy đồng phân số.
♦ Bài 3: So sánh phân số.
♦ Bài 4: Bốn phép tính về phân số.
♦ Bài 5: Phép cộng và phép trừ phân số .
♦ Bài 6: Phép nhân phân số.
♦ Bài 7: Phép chia phân số.
♦ Bài 8: Đếm số các phân số
♦ Bài 9: Thêm bớt một số ở Tử số - Mẫu số của phân số.
♦ Bài 10: Tính nhanh với phân số
♦ Bài 11: Tỉ số - Tỉ lệ bản đồ và Ứng dụng.
♦ Bài 12: Bài toán tỉ lệ thuận.
♦ Bài 13: Bài toán tỉ lệ nghịch.
♦ Bài 14: Tìm hai số khi biết Hiệu - Tỉ liên quan đến phân số.
♦ Bài 15: Tìm hai số khi biết Tổng - Tỉ liên quan đến phân số.
♣ CHUYÊN ĐỀ 2: ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
♦ Bài 1: Đo độ dài khối lượng.
♦ Bài 2: Đo diện tích. Đo thể tích.
♦ Bài 3: Số đo thời gian
♣ CHUYÊN ĐỀ 3: CÁC BÀI TOÁN
♦ Bài 1: Dãy số cách đều,
♦ Bài 2: Bài toán trồng cây,
♦ Bài 3: Các bài toán về số trung bình cộng,
♦ Bài 4: Dấu hiệu chia hết,
♦ Bài 5: Một số bài toán liên quan đến số tự nhiên,
♦ Bài 6: Bài toán về cộng trừ nhân chia sai,
♦ Bài 7: Thêm bớt chữ số vào số tự nhiên
♣ CHUYÊN ĐỀ 4: SỐ THẬP PHÂN:
♦ Bài 1: Số thập phân,
♦ Bài 2: Cộng trừ số thập phân,
♦ Bài 3: Phép nhân số thập phân,
♦ Bài 4: Phép chia số thập phân,
♦ Bài 5: Thay đổi vị trí dấu phẩy số thập phân,
♦ Bài 6: Tỉ số phần trăm,
♦ Bài 7: Tìm tỉ số phần trăm của một số,
♦ Bài 8: Tìm một số khi biết tỉ số phần trăm,
♦ Bài 9: Các bài toán về giá bán tiền, vốn, lãi suất ngân hàng,
♦ Bài 10: Tìm giá bán, giá gốc sau khi giảm giá hoặc tăng giá so với dự định
Toán 5 PHẦN II: LUYỆN THI CÁC VÒNG: TỪ VÒNG 13 ĐẾN VÒNG 15 CẤP QUẬN/HUYỆN
♣ CHUYÊN ĐỀ 5: PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN
♦ Bài 1: Phương pháp tính ngược,
♦ Bài 2: Phương pháp giả thiết tạm,
♦ Bài 3: Phương pháp thế,
♦ Bài 4: Thủ thuật đếm gián tiếp,
♦ Bài 5: Rút về đơn vị
♣ CHUYÊN ĐỀ 6: HÌNH HỌC
♦ Bài 1: Tổng quan về hình học,
♦ Bài 2: Tam giác,
♦ Bài 3: Hình thang,
♦ Bài 4: Hình chữ nhật - Hình bình hành,
♦ Bài 5: Hình vuông - Hình thoi,
♦ Bài 6: Hình tròn,
♦ Bài 7: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương,
♦ Bài 8: Giải toán liên quan đến tỉ lệ chiều cao tam giác,
♦ Bài 9: Giải toán liên quan đến tỉ lệ diện tích tam giác,
♦ Bài 10: Thêm bớt số đo Hình chữ nhật - Hình vuông,
♦ Bài 11: Tô màu hình hộp,
♦ Bài 12: Diện tích cánh hoa,
♦ Bài 13: Cắt ghép hình
Toán 5 PHẦN III: LUYỆN THI CÁC VÒNG: TỪ VÒNG 16 ĐẾN VÒNG 19 CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ VÀ QUỐC GIA:
♣ CHUYÊN ĐỀ 7: CHUYỂN ĐỘNG
♦ Bài 1: Các bài toán về Lịch,
♦ Bài 2: Bài toán chuyển động của kim đồng hồ,
♦ Bài 3: Bài toán tính tuổi và số đo thời gian,
♦ Bài 4: Công thức chuyển động và các bài toán khởi đầu,
♦ Bài 5: Chuyển động cùng chiều đuổi nhau,
♦ Bài 6: Chuyển động ngược chiều gặp nhau,
♦ Bài 7: Vận tốc trung bình,
♦ Bài 8: Chuyển động trên dòng nước,
♦ Bài 9: Động tử có chiều dài đáng kể,
♦ Bài 10: Chuyển động lên dốc và xuống dốc,
♦ Bài 11: Một số bài toán chuyển động khác
♣ CHUYÊN ĐỀ 8: TỔNG HỢP 400 BÀI TOÁN ÔN THI CẤP TỈNH/ TP - QUỐC GIA

C. HỌC PHÍ KHÓA HỌC VÀ HÌNH THỨC THANH TOÁN:
HỌC PHÍHọc phí cả năm học: 1.800.000 vnđ và được tặng bộ đề "Tuyển tập 100 đề luyện thi học sinh giỏi Toán lớp 5".
HÌNH THỨC THANH TOÁN:
Hình thức thanh toán qua các tài khoản ngân hàng chi nhánh tại Hà Nội:
Tên tài khoản: ĐOÀN XA THÍCH
Số tài khoản: 
Ngân hàng Techcombank:  TCB – Ngã Tư Sở: 1902.759.706.2229
Ngân hàng Vietcombank: VCB Hà Nội: 002.1000.240.736.
Ngân hàng Vietinbank: VTB – Quang Trung: 10.100.1175.410.
Ngân hàng BIDV: BIDV – Hà Tây: 450.1000.2780.876.
Ngân hàng Agribank: Chi nhánh Hà Tây – 2200205375293.
Sau khi chuyển khoản xong, các bậc PHHS vui lòng báo lại cho trung tâm thông tin về chuyển khoản qua Điện thoại: 0948.228.325 (Cô Trang) hoặc Email: nguyentrangmath@gmail.com.
D. HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ HỌC TẬP:

Quý bậc PHHS liên hệ trực tiếp theo số máy: 
0948.228.325 (cô Trang) hoặc 0919.28.1916 (Th Thích)
để đăng ký học tập cho các con.
E. MỘT SỐ VIDEO MINH HỌA CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP:
1. Dãy số viết theo quy luật:
2. Phương pháp giả thiết tạm:
3. Toán chuyển động xuôi dòng - ngược dòng:
F. LIÊN HỆ HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐĂNG KÝ HỌC TẬP:
Mọi thông tin cần hỗ trợ tư vấn và đăng ký học tập, vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo:
  • Điện thoại: 043.990.6260 (Giờ hành chính)
  • Hotline: 0919.281.916 (Thầy Thích) / 0948.228.325 (cô Trang)
  • Email: HoctoanIQ@gmail.com.
  • Website: www.ToanIQ.com
Rất vui lòng được hợp tác cùng quý bậc phụ huynh để giúp cho các con học tập tốt!
Trân trọng.